09:04 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản: Doanh nghiệp cần đổi mới mình

Thứ tư - 01/05/2013 23:45
Hiện, cả nước có 415 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, đứng thứ hai toàn cầu về tổng công suất chế biến thủy sản… Tuy nhiên, chính tốc độ tăng trưởng cao của ngành thủy sản Việt Nam đang đặt ra những thách thức ngay trong ngành cũng như khó khăn về “rào cản” trên thị trường thế giới.

Ngày càng nhiều rào cản

Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam. Song, thời gian qua, thị trường nhập khẩu sụt giảm nghiêm trọng, các rào cản kỹ thuật, thương mại không ngừng gia tăng đã tác động lớn tới hoạt động xuất khẩu thủy sản…

Số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, năm 2012 ngành thủy sản đạt mức tăng trưởng thấp nhất trong những năm qua (chỉ tăng 0,7%), chủ yếu do rào cản từ các thị trường nhập khẩu và tình trạng thiếu vốn của doanh nghiệp sản xuất.

Xu thế chung, khi kinh tế càng khó khăn, các thị trường nhập khẩu càng đưa ra nhiều rào cản kỹ thuật để bảo hộ sản xuất trong nước. Ví dụ năm 2012, Nhật Bản và Hàn Quốc đã dựng rào cản về dư lượng chất Ethoxyquin với tôm Việt Nam hay việc Hàn Quốc ngưng nhập khẩu cá khô Việt Nam từ giữa năm 2012. Trung Quốc cũng bắt đầu dựng rào cản kỹ thuật với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam. Đặc biệt, mới đây, Liên minh Công nghiệp tôm vùng Vịnh của Mỹ kiện tôm nước ấm nhập khẩu từ 7 nước, trong đó có Việt Nam, “nhận trợ cấp từ chính phủ”…

Rào cản ngày càng nhiều, khiến tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp khó càng thêm khó. Số liệu khảo sát của Tổ chức Phát triển công nghiệp của LHQ (UNIDO) cho thấy, mỗi năm thủy sản Việt Nam tổn thất hơn 14 triệu USD do hàng hóa xuất khẩu bị các nước trả về do chất lượng không đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu.…

Năm 2012, ngành thủy sản chỉ tăng trưởng 0,7% - Ảnh: Lê Hoàng Vũ

Nghiên cứu của UNIDO cũng cho thấy, mối liên kết lỏng lẻo trong chuỗi cung ứng thủy sản từ Việt Nam, mà khâu yếu nhất chính là sử dụng không hợp lý đầu vào đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng thủy sản. Đơn cử, nuôi cá tra thâm canh khiến bệnh dịch xảy ra nhiều hơn, buộc phải áp dụng các biện pháp phòng và chữa bệnh, tăng sử dụng kháng sinh. Đối với tôm, phổ biến tình trạng thương lái gom mua tôm từ rất nhiều hộ nông dân rồi trộn lẫn lộn, nên các công ty chế biến khó truy xuất nguồn gốc và kiểm soát chất lượng…

Các doanh nghiệp chế biến cá tra và tôm đã có các hệ thống quản lý chất lượng, như: HACCP, ISO 9001:2000 và SQF 2000… Tuy nhiên, về cơ bản, việc nâng cao chất lượng sản phẩm, chú trọng tìm hiểu các quy định của thị trường xuất khẩu chưa được doanh nghiệp chú ý đúng mức. Bên cạnh đó, do thói quen chỉ trông vào những thị trường truyền thống, không chú trọng mở rộng thị trường, nên những khi gặp “rào cản” từ thị trường quen thuộc, các doanh nghiệp khó trở tay. Đây là điểm yếu khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam ngày càng yếu thế trên thị trường thế giới.

 

Có chiến lược phù hợp

Mới đây, khi Mỹ ra quyết định áp thuế chống bán phá giá với mức cao đột ngột đối với cá tra Việt Nam, nhiều doanh nghiệp dự tính rời khỏi thị trường này, vì có tiếp tục xuất khẩu cũng không lãi, thậm chí lỗ nặng. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một thị trường thay thế tức thời là điều không đơn giản. Đó là chưa kể, khi đột ngột chuyển hướng thị trường, nếu không có sự chuẩn bị kỹ, không hiểu rõ thị trường, doanh nghiệp cũng dễ vấp phải quy định của thị trường mới mở.

Từ bài học này cho thấy, đã đến lúc các doanh nghiệp cần nghĩ đến việc mở rộng thị trường một cách bài bản hơn, có chiến lược cụ thể hơn. Nghiên cứu các thị trường mới, như: Nam Mỹ, Trung Đông, Bắc Phi… là điều không còn sớm. Việc mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm đối tác là điều không bao giờ thừa đối với doanh nghiệp xuất khẩu. Tất nhiên, chi phí đầu tư mở rộng thị trường cũng là một vấn đề cần tính toán cẩn trọng.

Bên cạnh đó, từ thực tế xuất khẩu thủy sản gần đây, cũng như theo phản ánh của doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, các thị trường nhập khẩu thủy sản đưa ra rất nhiều đòi hỏi về tiêu chuẩn quốc tế, nhiều doanh nghiệp bối rối trong việc quyết định tiêu chuẩn mình nên áp dụng. Chuyện một doanh nghiệp hiện phải áp cùng lúc 5 - 6 tiêu chuẩn trở nên bình thường và có xu hướng tiếp tục tăng số lượng. Xây dựng thêm nhiều tiêu chuẩn đồng nghĩa việc doanh nghiệp phải bỏ thêm chi phí, nhưng doanh nghiệp sẽ được gì khi áp dụng nó? Vấn đề này đang khiến không ít doanh nghiệp trăn trở.

 Theo các chuyên gia, để đáp ứng nhu cầu hội nhập, đồng thời để không sớm bị loại khỏi “sân chơi” vốn rất rộng lớn nhưng cũng vô cùng khắt khe này, thì không cách nào khác, chính doanh nghiệp phải tự đổi mới tư duy trong tiếp cận, chinh phục và làm chủ thị trường xuất khẩu. Chi phí cho xây dựng thương hiệu, xây dựng các bộ tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng đòi hỏi của thị trường là điều không thể “tiếc”.

Đặc biệt, theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký VASEP, để đáp ứng được cơ bản các tiêu chuẩn từ thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp cần chú ý vấn đề  tiếp cận chuỗi sản phẩm và sử dụng tiêu chuẩn tự nguyện mà các nước nhập khẩu đưa ra. Đây là tiêu chuẩn thương mại để thúc đẩy tiêu chuẩn về xuất khẩu…

>> “Doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật chính sách, quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước; quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật tham chiếu quốc tế (của CODEX, OIE, IPPC hoặc đối tác khác); Hoàn thiện hệ thống luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam; Đầu tư hệ thống phòng kiểm nghiệm chất lượng, ATVSTP; Tăng cường quản lý ATVSTP khu vực chế biến; Áp dụng và chứng nhận GAP đối với cơ sở nuôi thủy sản…” - một chuyên gia trong ngành khuyến cáo.

Lan Uyên
theo
thuysanvietnam

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: thủy sản

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 222


Hôm nayHôm nay : 45301

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1104561

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72787270