14:49 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dạy nghề trồng, khai thác mủ cao su

Thứ ba - 16/07/2013 06:10
Thực hiện QĐ số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến 2020”, từ đầu năm 2013 đến nay Trung tâm Dạy nghề huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đào tạo nghề ngắn hạn cho gần 100 lao động ở 2 xã Quảng Phú và Xuân Thắng về kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác mủ cao su. Kết thúc đợt học, trên 80% học viên có việc làm, thu nhập ổn định.


Đào tạo nghề cho LĐNT là một trong những chiến lược lâu dài của Chính phủ nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn; tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nông dân...

Theo đó, mỗi năm cả nước phấn đấu đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100 nghìn lượt cán bộ, công chức xã.

Từ chiến lược chung của đề án, hằng năm tỉnh Thanh Hóa phân khai nguồn vốn từ Trung ương, trích một phần ngân sách tỉnh giao cho các địa phương thông qua các trường, trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh mở nhiều lớp dạy nghề ngắn hạn như trồng rừng; kỹ thuật SX nấm; trồng, chăm sóc, khai thác mủ cao su; thâm canh SX lúa... cho hàng chục nghìn lượt lao động ở các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa có nhu cầu học nghề.


Nông dân thi tay nghề cạo mủ cao su

Ông Lê Đức Tâm, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề huyện Thọ Xuân cho biết: "Sau khi tiếp nhận chủ trương của cấp trên, đầu năm 2013 chúng tôi tiến hành khảo sát nhu cầu học nghề của người dân 2 xã thuộc diện nghèo của huyện là Quảng Phú và Xuân Thắng. Đây là 2 xã chủ yếu sinh sống dựa vào cây cao su, nhưng kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác mủ cao su của bà con đang rất hạn chế.

Từ nhu cầu đăng ký của hộ dân, chúng tôi mở 2 lớp dạy nghề trồng, chăm sóc, khai thác mủ cao su trong thời gian 3 tháng. Tham gia lớp học này học viên được cán bộ kỹ thuật ở các Cty cao su, giáo viên của Trung tâm hướng dẫn tỉ mỉ quy trình kỹ thuật từ đào hố, làm đất, bón phân, phòng trừ sâu bệnh đến khai thác mủ...

Kết thúc khóa học 100% học viên được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề. Trong đó có đến trên 80% sau khi tốt nghiệp có việc làm, thu nhập ổn định nhờ làm công nhân cho các hộ dân có đất trồng cao su”, ông Tâm nói.

Chị Quách Thị Duyên, người dân tộc Mường, xã Quảng Phú (Thọ Xuân) nói: “Trước đây gia đình tôi lên rẫy trồng ngô, trồng sắn suốt ngày mà không đủ ăn. Nhưng sau khi học cách trồng, chăm sóc, khai thác mủ cây cao su, tôi xin đi làm thuê cho mấy nhà hàng xóm, bình quân họ trả công hơn 100.000 đ/ngày. Mỗi tháng tôi làm được 15 - 20 ngày, tính ra cũng được trên dưới 2 triệu đồng”.

Chị Duyên là hộ dân không có đất trồng cao su, nhưng nhận thấy nhu cầu thuê công nhân của những hộ có vườn cây lớn, nên chị cùng nhiều người khác trong xóm làm đơn đăng ký học nghề. “Chúng tôi được giáo viên dạy cả lý thuyết, thực hành và tổ chức thi tay nghề nên bây giờ hầu hết ai cũng tự cạo mủ một cách thuần thục, đúng kỹ thuật được rồi”, chị Duyên nói thêm.

Học cùng lớp với chị Duyên là chị Phạm Thị Hiệp ở xóm 9, Quảng Phú. Nhà chị Hiệp cũng không có đất trồng cao su nên sau khi được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề, chị được nhiều hộ dân khác thuê chăm sóc vườn cây đang thời kỳ kiến thiết cơ bản như làm cỏ, bón phân.

Chi Hiệp cho biết: “Trước đây khi chưa biết cách chăm sóc cây cao su, tôi đi làm công họ trả lương thấp lắm và cũng ít khi được thuê đi làm. Nay có chứng chỉ học nghề rồi, nhiều người gọi tôi đến làm cho họ, tiền công cũng được trả cao hơn, tôi vui lắm. Cảm ơn Đảng, Nhà nước đã luôn quan tâm đến nông dân chúng tôi”.

Đánh giá về hiệu quả lớp học trồng, chăm sóc, khai thác mủ cao su, ông Mai Văn Linh, Phòng NN-PTNT huyện Thọ Xuân nói: “Đây là một trong những nghề mang lại hiệu quả thiết thực nhất cho bà con từ trước đến nay, bởi chiến lược phát triển cây cao su đang được tỉnh, huyện chú trọng nhân rộng, cộng với chu kỳ khai thác mủ kéo dài 20 - 30 năm nên nhu cầu thuê công nhân làm công rất lớn.

Vì thế, hầu hết học viên sau khi tham gia học nghề trở về đều có việc làm ổn định, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng lên rõ rệt”.

 

Thọ Xuân có tổng diện tích 1.200 ha cao su (trong đó, cao su đại điền gần 300 ha) trên địa bàn 8 xã, thị trấn. Toàn bộ diện tích cây cao su trên đều sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng trên địa bàn. Năm 2013, toàn huyện phấn đấu trồng mới thêm 165 ha cao su tiểu điền.
 

Thanh Nga
Theo  nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 308


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 981082

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71208397