11:06 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Để nông dân sống được với nghề

Thứ bảy - 06/07/2013 11:43
Tại hội nghị bàn về giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo và thủy sản năm 2013 diễn ra ở Cần Thơ vào ngày 5-7, Bộ NN-PTNT nhìn nhận, sản xuất nông nghiệp đang đối mặt với nhiều khó khăn như dịch bệnh bùng phát, hạn hán gay gắt trên diện rộng, xâm nhập mặn đến sớm và tấn công sâu vào đất liền ở ĐBSCL; giá cả nhiều mặt hàng nông - thủy sản trên thị trường thế giới liên tục giảm, kéo giá trong nước giảm theo ảnh hưởng đến thu nhập của hàng loạt hộ nông dân sống dựa vào nông nghiệp.

6 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu nông - thủy sản có xu hướng giảm so với cùng kỳ 2012. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nông sản của quý 1-2013 giảm 5,4%; xuất khẩu thủy sản giảm 5,9%. Quý 2-2013, xuất khẩu thủy sản có sự phục hồi, nhưng xuất khẩu nông sản như gạo, cà phê, cao su… tiếp tục giảm về giá trị lẫn khối lượng. Hiện các doanh nghiệp đang đẩy mạnh thu mua tạm trữ 1 triệu tấn lúa vụ hè thu năm 2013. Tuy nhiên, giá lúa vẫn dao động ở mức thấp và nông dân khó đạt được mức lợi nhuận tối thiểu 30% như Chính phủ đề ra. 

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhìn nhận, nông nghiệp gặp khó đã tác động đến đời sống của hàng chục triệu cư dân vùng ĐBSCL cũng như các nơi khác. 2 sản phẩm chủ lực của ĐBSCL là lúa gạo và thủy sản đã được bàn thảo nhiều lần, nhưng vẫn chưa có lối ra. Trong khi sản xuất cứ phát triển đều đặn, còn tiêu thụ thì ngược lại khi bị ùn ứ, rớt giá dẫn tới nông dân thua lỗ. Cần xác định nguyên nhân khó ở chỗ nào, từ đó tìm ra giải pháp trước mắt và lâu dài cho từng lĩnh vực cụ thể, tránh tình trạng đề xuất chung chung cuối cùng không hiệu quả. UBND các tỉnh, thành ĐBSCL cho rằng, trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp vẫn đóng vai trò chính. Song nghịch lý hiện nay là càng làm càng lỗ khiến nông dân mất phương hướng không biết tin ai và không biết làm gì; bởi trồng lúa, nuôi cá tra, nuôi heo, gà… đều mất giá. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường tiêu thụ đang là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Các tỉnh đặt câu hỏi: “Trong điều kiện giá lúa bấp bênh có nên sản xuất 3 vụ/năm hay không? Nếu chỉ làm 2 vụ lúa thì 1 vụ còn lại sẽ chuyển đổi cây gì?”. Một số ý kiến đề nghị khuyến cáo nông dân trồng đậu nành phục vụ nhu cầu chế biến thức ăn đang thiếu. Tuy nhiên, cũng cần xem lại liệu có hiệu quả không, bởi các doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm này từ nước ngoài rẻ hơn mua trong nước”. Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã cảnh báo, thị trường gạo thế giới đang tồn kho ngày càng cao (riêng Thái Lan tồn kho hơn 17 triệu tấn, Ấn Độ tồn kho 35,5 triệu tấn…), cung tiếp tục vượt cầu. Vì vậy, nên xem xét giảm lúa nhằm tránh tình trạng giá rớt - nông dân chịu thiệt như hiện nay.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Hoàng Bê đề xuất các bộ ngành chức năng cần có cuộc khảo sát thực tế để đánh giá đúng việc sử dụng đất nông nghiệp hiện nay xem lĩnh vực nào hiệu quả, lĩnh vực nào đang khó; từ đó “giải” bài toán giảm lúa đặt ra. Ai cũng thấy, với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nông dân có thể chủ động được trong sản xuất nông nghiệp, nhưng sản phẩm làm ra tiêu thụ ở đâu, ai mua, giá bao nhiêu… đang là cái khó. 

Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, định hướng cho nông dân thay đổi tập quán từ làm ăn nhỏ lẻ sang tập trung, quy mô lớn nhằm nâng cao chất lượng, tăng giá trị sản phẩm… đều có thể làm được. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không đặt hàng, không chịu vào cuộc coi như đổ vỡ. Điển hình như mô hình “cánh đồng mẫu lớn” đã chứng minh hiệu quả, nhưng nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà tham gia nên khó nhân rộng.

Theo ông Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ: “Bao giờ chúng ta làm được khâu tìm kiếm thị trường xong, có đầu mối xuất khẩu cụ thể về số lượng, chủng loại, giá cả… sau đó mới đặt hàng cho ngành nông nghiệp sản xuất. Có như vậy mới tránh được cảnh “tới mùa - dội chợ - rớt giá” như bao năm qua và nông dân là người chịu thiệt đầu tiên”.

Để giải quyết việc này, Bộ Công thương đã và đang đẩy mạnh chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, trong đó năm 2013 phê duyệt 16 đề án xúc tiến ngành hàng nông thủy sản, nhà nước hỗ trợ hơn 18,5 tỷ đồng. Đối với xuất khẩu gạo, ngoài việc củng cố thị trường truyền thống như Philippines, Malaysia, Indonesia, Cuba… thì tăng cường mở rộng thị trường tiềm năng ở Trung Quốc, Hàn Quốc, châu Phi… Trong điều kiện khó khăn hiện nay, việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại nhằm giữ vững khách hàng cũ và tìm thêm khách hàng mới là rất quan trọng để gia tăng xuất khẩu hàng hóa nông - thủy sản. Khi nào thị trường được khơi thông, đầu ra sản phẩm đảm bảo… thì việc định hướng sản xuất nông nghiệp mới được giải quyết thấu đáo. 

“Mỗi lần tiếp xúc cử tri, nông dân đều mong mỏi giá cả vật tư nông nghiệp đầu vào nên bớt “nhảy múa”, hàng giả… rồi sản phẩm đầu ra được bán với giá đảm bảo có lãi để bà con an tâm sản xuất. Có như vậy, nông dân mới sống được với nghề nông nghiệp và toàn tâm đóng góp công sức xây dựng nông thôn mới. Đây là nguyện vọng chính đáng mà nông dân gửi gắm đến các ngành chức năng” - ông Huỳnh Thế Năng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh An Giang, trăn trở.

HUỲNH LỢI
theo sggp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 292

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 291


Hôm nayHôm nay : 50873

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1056575

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72739284