03:41 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Điểm tựa của làng Ta Lu

Thứ tư - 01/10/2014 02:50
Bằng những việc làm ý nghĩa như nuôi dạy trẻ bất hạnh, hiến đất, giúp dân bản phát triển kinh tế và xóa bỏ hủ tục… già làng Hồ Văn Rắt (78 tuổi, người dân tộc Cơ Tu) là điểm tựa giúp người dân thôn Ta Lu, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông (Thừa Thiên- Huế) vươn lên làm chủ cuộc sống.
Già làng Hồ Văn Rắt là điểm tựa của người dân thôn Ta Lu.

Cưu mang những mảnh đời bất hạnh

Trò chuyện với tôi, anh Hồ Văn Thong bảo rằng, nếu không được già Rắt cưu mang thì cuộc đời anh sẽ mãi chìm đắm trong bi kịch. Mẹ anh Thong là bà Hồ Thị Tứ bị bệnh tâm thần nặng, thường xuyên quậy phá, chửi bới hàng xóm. 3 anh em Thong lúc đó còn nhỏ cũng bị mắc bệnh tâm thần như mẹ mình. Tin rằng vợ mình bị con ma rừng ám và con ma từ đó ám sang 3 người con, nên bố Thong quyết định đưa vợ vào rừng sâu để hỏa thiêu. Nghe tin, già Rắt lập tức đến can ngăn và đưa bà Tứ cùng 3 anh em Thong về nhà mình chăm sóc.

Với sự chăm sóc và chạy chữa khoa học của già Rắt, bệnh tâm thần của mẹ con Thong dần lành hẳn. Rồi sau khi bố mẹ Thong qua đời, già Rắt đứng ra lập gia đình, làm nhà cho anh em Thong. Vợ chồng Thong quyết định ở lại nhà của già Rắt để đền đáp công ơn nuôi dạy của già. Hiện vợ chồng Thong đã có 3 người con, cuộc sống gia đình yên ấm. “Mình luôn thương yêu già Rắt như bố ruột, chính già Rắt đã hồi sinh cuộc đời của anh em mình”- anh Thong bộc bạch.

Ngoài 3 anh em Thong, già Rắt còn là ân nhân của nhiều phận đời bất hạnh khác. Như trường hợp của anh Hồ Văn Thuận, mồ côi bố mẹ, được già Rắt đưa về nhà nuôi ăn học từ năm 9 tuổi. Lớn lên, Thuận được già tính chuyện trăm năm và xây cho một ngôi nhà ra ở riêng ở xã Thượng Lộ. Hay như Trần Văn Chét, Hồ Văn Thốt… cũng là những đứa trẻ bất hạnh được già Rắt đưa về nhà nuôi ăn học thành người, hiện đều đã lập gia đình và có cuộc sống khấm khá. Ngoài những trường hợp trẻ bất hạnh được già Rắt đưa về nhà nuôi dạy, nhiều trường hợp khác tương tự đã được già giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần nên đã vượt qua nghịch cảnh.

Điểm tựa của dân làng

Trước nỗi đau mất mát người thân do giặc gây ra, 16 tuổi già Rắt đã tham gia lực lượng du kích địa phương đánh Mỹ. Sau ngày đất nước thống nhất, ông lập gia đình và làm đội trưởng đội sản xuất của thôn. Sau đó ông có thời gian 25 năm giữ chức trưởng thôn Ta Lu và nghỉ làm vào năm 2006. Khi tham gia công tác chính quyền thôn cho đến khi về già, ngoài cưu mang những phận đời bất hạnh, già Rắt còn là điểm tựa vững chắc giúp người dân Ta Lu phát triển kinh tế và xóa bỏ hủ tục.

Trước đây, cũng như người dân các thôn bản khác ở Thượng Nhật, người Cơ Tu ở thôn Ta Lu kiếm sống bằng cách đốt rừng làm rẫy. Hình thức sản xuất lạc hậu này không chỉ khiến dân bản trượt dài trong nghèo đói mà nó còn gây ra nạn phá rừng tràn lan. Trước thực trạng đó, già Rắt đứng ra vận động người dân chuyển đổi hình thức sản xuất từ chỗ phát rẫy sang trồng cao su, trồng rừng và lúa nước. Nhờ đó, Ta Lu trở thành một trong những thôn bản đầu tiên ở Thượng Nhật xóa bỏ phương thức sản xuất lạc hậu để vươn lên thoát nghèo.

Để giúp dân bản nâng cao đời sống tinh thần, năm 2011, già Rắt hiến thửa đất rộng 400m2 cạnh nhà mình cho chính quyền xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, người dân Ta Lu có nơi sinh hoạt văn hóa, học tập khang trang. Vừa qua, già còn hiến thêm 150m2 đất xây dựng công trình nước sạch cho người dân. Việc hiến đất xây dựng các công trình công ích trên của già Rắt đã góp phần đưa đời sống văn hóa của người dân thôn Ta Lu ngày càng đi lên.

Ông Trần Văn Biển- Chủ tịch UBND xã Thượng Nhật cho biết, già Rắt là người có đóng góp rất lớn đối với sự phát triển của thôn Ta Lu nói riêng và xã Thượng Nhật nói chung. “Việc làm của già Rắt khiến dân bản khâm phục và được chính quyền đánh giá rất cao. Vì vậy mà già đã hàng chục lần được chính quyền các cấp từ xã đến Trung ương khen thưởng”- ông Biển cho hay.

  Già Rắt cũng là người vận động người dân trong thôn xóa bỏ các hủ tục như tảo hôn, kết hôn cận huyết, hủ tục thách cưới… Giờ đây, những tập tục lạc hậu này đã ngày càng vắng bóng trong đời sống dân bản. 
An Sơn
Nguồn: danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 374

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 372


Hôm nayHôm nay : 54355

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1026523

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71253838