19:13 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đổi thay ở xã "ốc đảo" Diễn Vạn

Thứ bảy - 21/03/2015 21:48
Xã Diễn Vạn được xem là điển hình trong phong trào giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Diễn Châu (Nghệ An). Cuộc đổi đời ở Diễn Vạn được khởi nguồn từ chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, phát triển hạ tầng, chuyển đổi kinh tế tập thể, làng nghề theo hướng tinh gọn, hiệu quả,...
Nhờ khơi dậy sức dân, tuyến đường giao thông nông thôn ở xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu dần hoàn thành.

Nhờ khơi dậy sức dân, tuyến đường giao thông nông thôn ở xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu dần hoàn thành.

 

Khơi sức dân làm hạ tầng

Nhìn trên bản đồ, xã Diễn Vạn giống như một cánh tay duỗi ra Biển Đông, nằm chênh vênh bên đôi bờ Lạch Vạn. Nếu không có chiếc cầu nối hai bờ kênh Vách Bắc và sông Bùng, thì xã giống như một "ốc đảo" của huyện Diễn Châu. Ruộng canh tác làm ra được hạt thóc chỉ có 100 ha, ô nại, ao đầm sản xuất muối và nuôi trồng thủy sản cũng vẻn vẹn 140 ha.

Trong khi toàn xã có hơn 1.500 hộ, 7.500 nhân khẩu (trong đó có 370 hộ với hơn 2.300 người theo đạo Công giáo). Những năm 80 của thế kỷ 20 trở về trước, xứ đạo Vạn Phần nói riêng và bà con ngư dân xã Diễn Vạn nói chung, trăm thứ chỉ nhìn vào con cá, hạt muối.

Bây giờ khác rồi, Đảng và Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế "bung ra" làm giàu chính đáng cùng với Nghị quyết 02 của Tỉnh ủy Nghệ An về chuyển dịch cơ cấu mùa vụ theo hướng hàng hóa, gắn phát triển tiểu thủ công nghiệp và xây dựng làng nghề, nuôi trồng chế biến hải sản. Từ những chính sách này đã tạo "sức bật", làm thay đổi cách nghĩ, cách làm cho bà con lương, giáo nơi đây. Đảng ủy, UBND xã xác định muốn hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thì trước hết phải làm tốt công tác xây dựng cơ sở hạ tầng. Chủ trương đúng, hợp lòng dân đã lôi cuốn cả hệ thống chính trị trong xã, cán bộ và nhân dân ở toàn bộ chín xóm tham gia. Những công trình lớn, xã lập dự án xin Nhà nước hỗ trợ kinh phí, còn đường giao thông, kênh mương thủy lợi, nhà văn hóa xóm thì khơi dậy sức dân. Ao đầm, ruộng trũng, đất hoang hóa được đấu thầu để những hộ có vốn phát triển kinh tế VAC, xã còn kêu gọi con em Diễn Vạn làm ăn xa hùn vốn nuôi tôm, cua, đóng tàu xa bờ, mua ô-tô để vận chuyển, tiêu thụ hàng hóa hoặc mở đại lý thu mua nông sản, nguyên liệu. Đồng thời, hướng dẫn các đoàn thể, quần chúng đứng ra tín chấp, thế chấp vay ngân hàng chính sách huyện mỗi năm 10 tỷ đồng cho hội viên nghèo, gia đình chính sách đầu tư sản xuất thủ công nghiệp - dịch vụ thương mại.

Trong xây dựng cơ sở hạ tầng, xã có chủ trương thông thoáng, đúng pháp luật với tinh thần "Nhà nước và nhân dân cùng làm", tiếp cận các nguồn vốn của T.Ư và tỉnh, đầu tư 200 tỷ đồng xây dựng 10 công trình lớn nhỏ, trong đó có hai chiếc cầu bắc qua kênh Vách Bắc và sông Bùng; cải tạo và nâng cấp đồng muối rộng 60 ha, xây dựng, mở rộng vùng nuôi tôm cua xuất khẩu rộng 50 ha, nâng cấp đê sông, xây dựng ba trường học và trạm y tế cao tầng. Cả ba làng nghề Xuân Bắc, Đồng Hà, Vạn Nam được nâng cấp mở rộng nhà xưởng, đường giao thông, xây dựng hệ thống điện nước đến từng hộ gia đình, xử lý nước thải, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

"Cách mạng xanh" trên đồng ruộng

Sau chuyển đổi theo Luật HTX (năm 2006), tại cả bốn HTX nông nghiệp, diêm nghiệp và ba làng nghề với bộ máy cồng kềnh, trình độ văn hóa thấp, mỗi ban quản lý HTX và làng nghề chỉ còn năm cán bộ trẻ, trình độ khá vững vàng. Các HTX và làng nghề liên kết doanh nghiệp ở tỉnh, trung tâm dạy nghề, trạm khuyến nông huyện tập huấn và chuyển giao tiến bộ KHKT, nuôi tôm cua, làm mây tre đan xuất khẩu, sản xuất muối sạch theo công nghệ trải bạt và tiêu thụ sản phẩm.

Xã phát động toàn dân làm cuộc "cách mạng xanh" dồn điền đổi thửa, làm giao thông thủy lợi, bê-tông hóa kênh mương, xây dựng mô hình, cánh đồng thu nhập cao. Vụ hè thu năm 2014, hai HTX nông nghiệp Xuân Bắc, Vạn Hòa hoàn thành dồn điền đổi thửa với 100 ha ruộng lúa, bình quân mỗi thửa rộng 800 m2 , nhiều gia đình đã đầu tư mua máy cày đa chức năng để làm đất đổ ải, sản xuất kịp thời vụ. Năng suất một số giống lúa gieo cấy mỗi vụ đạt 70 tạ/ha. Cả bốn HTX nông nghiệp, diêm nghiệp đã hoàn thành nhanh gọn tiêu chí số 13 xây dựng NTM về đẩy mạnh phát triển các hình thức tổ chức tại xã và địa bàn dân cư. Hơn 300 hộ dân, mỗi hộ hiến từ 50 đến 100 m 2 đất để làm đường giao thông, xây dựng các công trình phúc lợi, trong đó gia đình ông Nguyễn Văn Tài ở xóm Vạn Đông hiến hơn 170 m2 đất. Ông Hoàng Văn Minh, xã viên HTX nông nghiệp Vạn Hòa cho biết: "Gia đình tôi nhận thầu 10 sào ruộng hoang làm kinh tế VAC, biến thành trang trại trù phú cho thu nhập mỗi năm hơn 120 triệu đồng. Sắp tới, khi tôi chuyển ba ao nuôi với diện tích 3.000 m 2 để nuôi cá giống, hơn 2.000 m 2 còn lại xây chuồng trại nuôi gia súc, gia cầm và hơn 500 cây dừa, cây lấy gỗ, trang trại sẽ cho thu nhập tiền tỷ".

Đi trên con đường làng được trải nhựa, bê-tông cao ráo, ngắm những ngôi nhà cao tầng soi bóng xuống dòng sông Bùng, thấy thật vui. Đến nay, không chỉ có ba làng nghề Đồng Hà, Vạn Nam, Xuân Bắc khởi sắc, bốn HTX nông nghiệp, diêm nghiệp Vạn Hòa, Xuân Bắc, Vạn Đông, Vạn Nam đều hoạt động nhịp nhàng, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, trong đó ba làng nghề tạo việc làm tại chỗ cho 1.700 lao động thu nhập ổn định. Chủ tịch UBND xã Diễn Vạn Hoàng Minh Long cho biết: Từ một xã thuần nông, thuần ngư, nhờ phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề với tinh thần "ly nông không ly hương" không những tạo đủ việc làm cho 7.500 lao động, mà gia đình nào ở Diễn Vạn cũng có "đồng ra đồng vào" để đầu tư cho sản xuất, cải thiện cuộc sống gia đình. Chín xóm trong xã, xóm nào cũng có từ 15 đến 20 mô hình sản xuất kinh doanh, làm VAC giỏi, cho thu nhập từ 80 đến 150 triệu đồng/năm. Mặc dù thời tiết không thuận, nhưng mấy năm gần đây, Diễn Vạn vẫn được mùa lớn, mỗi năm tiêu thụ 5.200 tấn muối, 1.200 tấn lương thực, khai thác thu mua 1.500 tấn hải sản,... giá trị sản xuất thủ công nghiệp, làng nghề và dịch vụ hơn 100 tỷ đồng/năm. Tổng thu nhập sản xuất trên địa bàn năm 2014 đạt giá trị 135 tỷ đồng, xã đạt 12 trong số 19 tiêu chí xây dựng NTM, số hộ giàu và khá chiếm 60%. Vừa qua, trạm y tế xã Diễn Vạn được Chủ tịch nước tặng thưởng danh hiệu cao quý "Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới". Toàn xã có hơn 1.000 hộ được suy tôn là "triệu phú nhà nông", đạt thu nhập từ 60 đến 150 triệu đồng/năm. Hơn 500 con em trong xã đang lao động ở nước ngoài và theo học ở các trường đại học, cao đẳng sẽ là những tiền đề quan trọng để miền quê vùng biển Diễn Vạn hướng tới xây dựng thành công nông thôn mới.

Lê Hoài Thung
Theo nhandan.org.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 50

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 49


Hôm nayHôm nay : 37396

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1209605

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72892314