Vài tháng nay, tại vùng hạ nhiễm mặn xã Phước Lại (Cần Giuộc, Long An), xuất hiện vườn rau công nghệ cao. Đang làm giám đốc nhà máy nước sinh hoạt, anh Lê Chí Tâm quyết định đi học trồng rau công nghệ cao. Rau được trồng trên 7 giàn ống, diện tích hơn 100m2, bao bọc bằng hệ thống nhà lưới. Cây rau được ươm trong chậu nhỏ và đưa vào dàn ống có nước, dung dịch hữu cơ để sinh trưởng, không sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.
Anh Tâm cho biết, trồng rau theo mô hình này vừa tiết kiệm diện tích, vừa không tốn nhiều nước tưới vì nguồn nước được lọc lại để tái sử dụng theo phương pháp hồi lưu, dễ quản lý dịch hại. Mô hình của anh đang được nhiều người biết đến và đặt hàng. Hiện, nguồn rau thu hoạch không đủ để giao cho khách hàng. Mỗi tháng, anh thu lợi nhuận hơn 20 triệu đồng từ vườn rau. Anh dự định mở rộng quy mô để có thể cung cấp rau sạch cho các doanh nghiệp.
Trong khi đó, trên vùng đất khô cằn ở ấp Sa Nhỏ (Trung Lập Thượng, Củ Chi, TP.HCM), anh Trần Phúc Hậu cũng đang khởi nghiệp với vườn rau 4.0. Mê mẩn cách trồng rau công nghệ cao ở Đà Lạt, anh đã đầu tư 400 triệu đồng mở trang trại rau thủy canh rộng 360m2 này.
Cứ mỗi vụ (gần 1 tháng/vụ), trang trại này thu hoạch khoảng 2 tấn rau cải, chủ yếu được bán lẻ và giao tận nhà. Anh Hậu cho biết, đang liên hệ với các hệ thống tiêu thụ như: siêu thị, hợp tác xã… để đẩy nhanh đầu ra.
Tại hai vườn rau, các loại rau như: Xà lách, cải bẹ trắng, cải bẹ xanh, cải ngồng, cải bó xôi,... được trồng luân phiên.
Hạt giống được ươm trước khi đưa vào hệ thống trồng trong nhà lưới.
Theo: Trần Đáng/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn