11:00 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hậu Thạnh: Đi lên từ văn hóa

Thứ hai - 04/03/2013 03:30
Vào một ngày đầu xuân, chúng tôi về thăm Hậu Thạnh (Long Phú) mà không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của vùng quê thuần nông bên bờ sông Hậu, thật xứng với danh hiệu là đơn vị đầu tiên được công nhận xã văn hoá của Sóc Trăng vào năm 2000.

Trong câu chuyện với ông Huỳnh Hoàng Mỹ, Phó chủ tịch UBND xã Hậu Thạnh, chúng tôi được nghe kể về thành tích của cán bộ và nhân dân xã trong phong trào xây dựng nếp sống văn hoá ở cơ sở. Ông Mỹ cho biết: “Những năm qua, chúng tôi đã tích cực vận động nhân dân thực hiện tốt phong trào xây dựng đời sống văn hoá mới, góp phần thay đổi nhận thức của bà con trong giao tiếp, ứng xử, trong cách nghĩ, cách làm. Đồng thời, chúng tôi cũng chỉ đạo nông dân thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp, từng bước xoá đói giảm nghèo, tiến tới nâng cao chất lượng cuộc sống”.

Giờ đây, các tuyến đường từ huyện về xã, từ xã toả đi các xóm, ấp ở Hậu Thạnh đều được trải nhựa, đổ bê-tông phẳng lì, hai bên đường là những cánh đồng, rặng cây và vườn quả sum suê, nhà cửa khang trang nhìn mát cả mắt. Điều đặc biệt là, trong quá trình thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Hậu Thạnh nhận được sự đồng tình, ủng hộ rất lớn của người dân. Theo đó, bà con đã có ý thức thực hiện tốt các phần việc của mình như làm hàng rào, cột cờ, xây dựng cảnh quan môi trường thông thoáng, sạch đẹp. Đến nay, 7/7 ấp trong xã đều được công nhận là ấp văn hóa, 1.263/1.319 hộ được công nhận Gia đình văn hóa (28 gia đình văn hóa tiêu biểu), đạt 95,77%; chất lượng của các ấp văn hoá duy trì ổn định, các quy ước, hương ước được nhân dân thực hiện nghiêm túc, quy chế dân chủ ở cơ sở được phát huy.

Bà Nguyễn Thị Tư ở ấp Bờ Kinh tâm sự: “Phong trào này đã nâng cao chất lượng đời sống văn hóa cho bà con trong việc xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng, do vậy chúng tôi phải có trách nhiệm thực hiện tốt phần việc của mình, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp”.

Nếp sống văn hóa mới ở Hậu Thạnh còn được thể hiện bằng việc nhân dân luôn đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo, từng bước XDNTM. Cũng nhờ xây dựng được khối đoàn kết toàn dân mà Hậu Thạnh đã xây dựng thành công nhiều công trình hạ tầng thiết thực. Theo đó, xã đã đầu tư 43,6 tỷ đồng làm đường giao thông, trường học, công sở, kênh mương, trạm y tế…; 100% đường làng, ngõ xóm được bê-tông hoá; 96% số hộ có nhà ở kiên cố; 100% hộ có điện sinh hoạt; xã không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới còn 19%.

Nhờ hạ tầng giao thông cơ bản hoàn chỉnh, thủy lợi nội đồng được kiên cố hóa mà hiện nay, bộ mặt nông thôn xã Hậu Thạnh ngày càng khởi sắc, người dân yên tâm canh tác và đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Đặc biệt là tư duy canh tác của bà con đã có sự chuyển biến rõ nét, chuyển từ độc canh cây lúa sang đa canh, mạnh dạn tham gia làm ăn tập thể…

Đến nay, trên địa bàn xã xuất hiện nhiều “triệu phú” nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, điển hình như hộ bà Trần Thị Thanh Hoan, ngụ tại ấp Bờ Kinh, có tổng thu nhập trên 500 triệu đồng/năm từ 10ha đất trồng lúa, làm vườn kết hợp chăn nuôi. Bà Hoan cho biết: “Những năm qua, được Nhà nước quan tâm củng cố hệ thống hạ tầng, giúp vốn sản xuất và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mà nông dân đã có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế. Nhờ làm ăn có hiệu quả mà gia đình đã mua sắm thêm nhiều tư liệu sản xuất, mở rộng dịch vụ sấy lúa, tạo công ăn việc làm cho 20 lao động”.

Cùng với hộ bà Hoan, hộ ông Nguyễn Văn Bỉnh, ngụ tại ấp Chùa Ông, cũng là một trong những điển hình trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với mô hình làm ruộng, vườn và nuôi cá, thu nhập bình quân đạt vài trăm triệu đồng/năm…

Khi đời sống vật chất được nâng lên, ý thức và trách nhiệm tham gia xây dựng quê hương cũng luôn được người dân Hậu Thạnh đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ. Điều đó thể hiện rõ nét trên những con đường liên thôn, liên xóm sạch đẹp, các thiết chế văn hóa ngày càng hoàn chỉnh, góp phần quan trọng vào quá trình XDNTM.

Phương Nghi
Nguồn;kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 222

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 220


Hôm nayHôm nay : 50562

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1056264

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72738973