20:51 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Huy động sức dân xây dựng nông thôn mới

Chủ nhật - 19/04/2015 04:58
Thái Phương là một xã làng nghề ở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, chuyên nghề dệt khăn đang phát huy thế mạnh vốn có, vươn lên xây dựng nông thôn mới. Trong quá trình này, cùng với nội lực, xã đã huy động sức dân cùng góp nguồn lực sớm hoàn thành các tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới.
Cơ sở sản xuất khăn bông của chị Đinh Thị Mỹ Hằng, thôn Phương La 4, xã Thái Phương đã tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương.
Cơ sở sản xuất khăn bông của chị Đinh Thị Mỹ Hằng, thôn Phương La 4, xã Thái Phương đã tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương.

Đến đầu thôn Phương La 4, xã Thái Phương, chúng tôi đã nhận ra tiếng máy dệt vang khắp xóm. Toàn thôn như một trung tâm dệt, nhiều hộ đầu tư cả máy dệt công nghiệp trị giá vài trăm triệu đồng, thậm chí lên tới cả tỷ đồng mỗi chiếc. Trưởng thôn Phương La 4 Đỗ Văn Đàn cho biết, thôn có 284 hộ với gần 1.000 nhân khẩu, thôn đã cơ bản hoàn thành 17 trong số 19 tiêu chí nông thôn mới, phấn đấu đến tháng 5 này hoàn thành nốt hai tiêu chí. Theo bà con nơi đây, nếu đầu tư loại máy dệt trị giá một tỷ đồng/chiếc thì mỗi ngày có thể cho ra sản phẩm đạt giá trị 10 triệu đồng. Hầu hết các sản phẩm khăn bông (khăn mặt, khăn tắm...) của thôn Phương La 4 nói riêng cũng như xã Thái Phương nói chung được xuất khẩu đi khắp mọi miền đất nước cũng như một số thị trường trên thế giới vì chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và giá cả hợp lý. Cơ sở sản xuất của chị Đinh Thị Mỹ Hằng ở thôn Phương La 4, đặt ngay tại nhà, có sáu máy dệt công nghiệp trị giá 200 triệu đồng/máy và thuê 10 lao động, sản phẩm chủ yếu là khăn mặt và khăn tắm sợi bông. Mỗi tháng, cơ sở sản xuất tới bốn đến năm tấn sản phẩm, sản xuất đến đâu, tiêu thụ đến đó, thu nhập ổn định.

Phó Chủ tịch UBND xã Thái Phương Trần Bá Cao cho biết, toàn xã có gần 3.830 hộ với hơn 11.200 nhân khẩu ở tám thôn. Kinh tế của xã chủ yếu dựa vào sản xuất tiểu thủ công nghiệp, do đó nông nghiệp là nghề phụ. Năm 2011, Thái Phương được tỉnh Thái Bình công nhận là xã nghề. Hiện 70% số hộ trong xã có nghề và 70% số lao động có việc làm ổn định. Thu nhập bình quân đầu người đạt 26 triệu đồng/người/năm. Nhờ sản xuất phát triển, xã còn giải quyết việc làm cho hơn 4.000 lao động ở các xã lân cận với thu nhập bình quân ba triệu đồng/người/tháng. Tính đến nay, xã đã đạt 13 trong số 19 tiêu chí xã nông thôn mới. Trong năm 2015, xã nỗ lực phấn đấu đạt nốt sáu tiêu chí còn lại. Phó Chủ tịch Trần Bá Cao cũng tự hào khi giới thiệu, con em Thái Phương học hành chăm chỉ, năm qua cả xã có tới 154 em đỗ đại học, cao đẳng. Có "của ăn của để" cho nên từ làng, thôn đến các dòng họ đều dành một khoản kha khá lập quỹ khuyến học nhằm động viên con em học giỏi.

Sở dĩ việc xây dựng nông thôn mới ở Thái Phương được thực hiện hiệu quả là nhờ các cấp chính quyền và người dân đồng thuận, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm. Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, các xã đã tập trung nguồn lực, huy động sức dân để xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống. Toàn xã góp gần 171 nghìn m2 đất xây dựng thủy lợi nội đồng; hơn 2.000 m2 đất thổ cư, ao để làm đường giao thông. Tuy nhiên, để hoàn thành sáu tiêu chí nông thôn mới còn lại thì chỉ nguồn lực của xã, huyện thôi cũng chưa đủ.

Chúng tôi tới thôn Phương La 4 đúng vào dịp khánh thành Nhà văn hóa rộng 174 m2 trên diện tích 500 m2 do gia đình cụ Vũ Quang Huy ủng hộ gần 730 triệu đồng xây dựng cùng trang thiết bị nội thất đầy đủ. Từ cán bộ đến người dân phấn khởi khi từ nay thôn đã có chỗ sinh hoạt cộng đồng khang trang. Được biết, các con của cụ đều phương trưởng, thành đạt, làm chủ cả doanh nghiệp dệt lớn ở Thái Phương cũng như trong nam, ngoài bắc. Trước đó, gia đình cụ Vũ Quang Huy cũng tài trợ hàng tỷ đồng để xây dựng trường tiểu học và trường mầm non hai tầng theo đúng chuẩn quốc gia; xây dựng trụ sở ngân hàng, một bệnh viện và một tượng đài làng nghề, Nhà văn hóa thôn Phương La 3; tu bổ lại đình chùa... Không chỉ gia đình cụ Huy mà ở Thái Phương cũng có nhiều người con thành đạt khác luôn góp phần xây dựng quê hương trù phú, ấm no, xây dựng nông thôn mới.

Làng Phương La có 54 doanh nghiệp, 24 cơ sở sản xuất đều thuộc ngành dệt tại Cụm công nghiệp Phương La. Có DN lớn như Công ty Nam Thành có tới 300 công nhân. Theo tính toán, tỷ lệ hộ giàu, khá giả ở Phương La chiếm tới 80% tổng số hộ. Phát triển mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp, song xã rất coi trọng việc bảo vệ môi trường. Hiện tại xã đang được đầu tư một nhà máy xử lý nước thải tại cụm công nghiệp tập trung. Trường học cho con em trong xã cũng được đầu tư với tổng trị giá hơn 7,9 tỷ đồng từ các nguồn vốn, trong đó phần lớn là xã hội hóa. Thái Phương là xã được tỉnh Thái Bình đánh giá là xã tốp đầu các xã, hội tụ đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội.

Nguồn: cand.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 301

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 300


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 394516

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73441487