19:13 EST Thứ bảy, 04/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khơi dậy nội lực

Thứ tư - 25/03/2015 07:28
LSO-Là một tỉnh miền núi, biên giới, Lạng Sơn rất khó khăn trong xây dựng nông thôn mới. Thế nhưng, 5 năm qua, toàn tỉnh đã khắc phục khó khăn để có những chấm phá bước đầu về nông thôn mới. Một trong những chấm phá thành công là khơi dậy nội lực để xây dựng nông thôn mới.
Nhân dân huyện Chi Lăng làm đường giao thông nông thôn

Nhân dân huyện Chi Lăng làm đường giao thông nông thôn


KHỞI ĐẦU NAN
Lạng Sơn đón Quyết định 800 của Thủ tướng Chính phủ (phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới 2010-2020) như một luồng gió mới. Ở mảnh đất địa đầu biên giới, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, đời sống nhân dân còn khó khăn thì đây chính là niềm tin để đồng bào các dân tộc Lạng Sơn vững tin bước tiếp trên con đường xây dựng quê hương. Lúc bấy giờ người ta nghĩ xây dựng nông thôn mới chắc là Nhà nước dồn lực đầu tư, mang tiền của về nông thôn, đầu tư cho dân đủ thứ: điện, đường, trường trạm, đô thị hóa nông thôn. Nhưng ý nghĩ ấy làm người ta chưa kịp vui, chưa kịp lạc quan thì đã phải đối mặt với một thực tế; vốn đầu tư từ ngân sách cấp quá ít, việc cần làm thì quá nhiều. Trong khi đó cả nước đều xây dựng nông thôn mới. Nếu cứ chờ và đợi thì không biết bao giờ mới xây dựng xong?
Nhiều câu hỏi đặt ra mà chưa thể giải đáp được khiến không ít người dân và thậm chí là cán bộ bi quan, ngại khó ngại khổ. Trước tình hình ấy, Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 12/8/2011 về xây dựng nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn, Hội đồng Nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết 110/NQ-HĐND ngày 31/7/2013 về thông qua đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh đến năm 2020. Hai nghị quyết cùng song hành với quyết tâm xây dựng thành công nông thôn mới trước hết bằng nội lực. Quyết tâm của toàn tỉnh đã tạo ra khí thế mới, khí thế không trông chờ ỉ lại mà bắt đầu bằng chính sức dân, bằng chính quyết tâm của chính quyền. Bằng hỗ trợ khơi dậy nguồn lực của tổ chức, cá nhân doanh nghiệp...

KỲ DIỆU NỘI LỰC
Khi mới thực hiện xây dựng nông thôn mới, toàn tỉnh Lạng Sơn mới có 1 xã đạt 10 tiêu chí, 22 xã đạt từ 5 đến 9 tiêu chí, 129 xã đạt 1 đến 4 tiêu chí, 55 xã không đạt tiêu chí nào. Như vậy có thể thấy bức tranh nông thôn mới của Lạng Sơn gam màu xám là chủ đạo. Mục tiêu xây dựng thành công nông thôn mới bằng nội lực, toàn tỉnh đã quyết tâm chọn điểm, nhân diện, dễ làm trước, khó tính sau. Bước đầu thực hiện, toàn tỉnh hình thành các phong trào hiến đất làm đường, làm công trình công cộng. Các già làng trưởng bản kêu gọi con cháu nghe theo Đảng, theo chương trình xã, xóm đặt ra. Kêu gọi con cháu xa gần giúp sức, giúp công, giúp động viên hiến kế. Toàn tỉnh cũng hình thành phong trào các tổ chức, cơ quan, đoàn thể chung tay xây dựng nông thôn mới có địa chỉ. Các tổ chức chính trị xã hội như thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh, nông dân đều hăng hái chung tay xây dựng nông thôn mới. Điều đó đã tạo phong trào rộng, sâu trong toàn tỉnh. Bà Lê Thị Thanh Nhàn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chánh Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh khẳng định: “Sức dân cùng với sự đồng hành của hệ thống chính trị đã rút ngắn thời gian, khoảng cách trong xây dựng nông thôn mới”. Phong trào xây dựng nông thôn mới tại Lạng Sơn đã phát triển theo hướng tự giác. Nếu như trước kia người dân còn quan niệm xây dựng là của nhà nước, do nhà nước thì giờ đây họ đã biết xây dựng nông thôn mới là cho mình, bằng chính sức mình và sự đóng góp của mình.
Anh Hoàng Văn Sáu, một hộ nghèo thuộc xã biên giới Thanh Lòa, huyện Cao Lộc bộc bạch: “Người dân chúng tôi biết Nhà nước còn nghèo vì thế xây dựng nông thôn mới là chúng tôi phải cùng nhà nước làm đường, làm thủy lợi, ủng hộ xây trường học. Động viên con cháu phấn đấu xây dựng quê mình giàu đẹp, không mất đoàn kết, an ninh trật tự. Gần đây chúng tôi đã hiến đất, góp công làm được con đường”. Câu nói của anh Sáu rất giản dị nhưng với người dân biên giới thì đấy là cả bước chuyển về nhận thức tạo nội lực xây dựng nông thôn mới nơi địa đầu xứ Lạng.

Nông dân xã Nhân Lý, huyện Chi Lăng xuất bán sản phẩm nông nghiệp


CON SỐ BIẾT NÓI
Với phong trào xây dựng nông thôn mới bằng nội lực, từ một tỉnh còn khó khăn, Lạng Sơn đã đạt những kết quả mà chính nhiều người trong cuộc cũng phải bất ngờ. Đến năm 2015, toàn tỉnh đã có 2 xã hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Tổng huy động vào các công trình hạ tầng nông thôn được 450 tỷ đồng, nhà nước hỗ trợ 83.031 tấn xi măng, huy động hơn 2 triệu ngày công làm các công trình công cộng, nhân dân hiến trên 500.000 m2 đất cho xây dựng hạ tầng. Tổng kinh phí huy động được 7,4 nghìn tỷ đồng, trong đó các tổ chức doanh nghiệp góp trên 1 nghìn tỷ đồng, nhân dân đóng góp trên 300 tỷ đồng. Hiện toàn tỉnh đạt 19 tiêu chí có 15/207 xã đạt 10 tiêu chí trở lên, 71/207 xã đạt từ 5 đến 9 tiêu chí. Không có xã trắng tiêu chí  về xây dựng nông thôn mới.

Theo: baolangson.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông thôn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 150

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 148


Hôm nayHôm nay : 33069

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 114389

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73161360