04:02 EDT Thứ hai, 06/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khơi thông dòng vốn tín dụng tam nông

Thứ sáu - 11/04/2014 21:26
Chính phủ đã ban hành khá nhiều chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp với khá nhiều gói tín dụng. Song trên thực tế, khả năng tiếp cận nguồn vốn của bà con nông dân – đối tượng thụ hưởng chính sách, lại rất hạn chế.
 
Người nông dân rất cần vốn để đầu tư sản xuất
Ảnh: Hoàng Long
Vốn có nhưng vẫn "nghẽn”
 
Số liệu thống kê cho biết, tỷ trọng tín dụng cho nông nghiệp trong tổng tín dụng hằng năm đã giảm từ mức khoảng 30% giai đoạn 2002-2008 xuống còn khoảng 18% năm 2009. Tuy nhiên, từ khi có Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, tín dụng cho khu vực này đã tăng lên đáng kể, tăng gần 25% trong giai đoạn 2010 – 2012.
 
Theo TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Tư vấn chính sách nông nghiệp, để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, giữ vững trụ đỡ của nền kinh tế, thời gian qua, nhà quản lý cũng đã nỗ lực đưa ra khá nhiều chính sách và thực tế là, nhiều chính sách đã khá bám sát thực tiễn, giúp cho đời sống của bà con nông dân được cải thiện đáng kể. Đặc biệt, gần đây, nhiều chính sách liên quan đến tín dụng cho lĩnh vực tam nông đã được quan tâm, lượng vốn chảy vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn có khá hơn trước, đây cũng là yếu tố đáng mừng. Dù vậy, ông Tuấn cũng cho rằng, mặc dù có những chuyển biến tích cực, song tín dụng cho nông nghiệp nông thôn vẫn còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. 
 
Đã hạn chế, các thủ tục tiếp cận nguồn vốn lại rất khắt khe đối với bà con nông dân nên càng khiến cho nguồn vốn vào khu vực này nhỏ giọt.
 
Phản ảnh của bà con nông dân, để vay vốn được từ hệ thống ngân hàng, thực sự là "khó như lên giời”. Theo chị An Thị Mai, một nông dân ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình thì nói như vậy không ngoa bởi, mỗi lần muốn vay vốn, các ngân hàng thường đưa ra những yêu cầu phải có tài sản thế chấp trong khi nông dân chúng tôi nào có tài sản gì nhiều, rồi hàng ngàn lý do khác như sợ rủi ro vì lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi thường xuyên gặp thiên tai địch họa… Vậy là ngân hàng lại viện đủ lý do nên bà con nông dân không thể vay được vốn.
 
Tuy nhiên, cũng thật khó trách hệ thống ngân hàng bởi rủi ro của lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là không nhỏ. Trong khi, khối nợ xấu vẫn đang treo lơ lửng, thì đối với các ngân hàng, cho vay bất cứ một đối tượng nào cũng phải rất cẩn trọng. Trong khi đó, lĩnh vực nông nghiệp lại được đánh giá là lĩnh vực có nhiều rủi ro nhất nên để dẫn đến thực trạng trên cũng là điều dễ hiểu. Lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã từng chia sẻ với Đại Đoàn Kết rằng, bất kể là khách hàng nào, muốn tiếp cận được nguồn vốn đều phải chứng minh được khả năng trả nợ, phải chứng minh được kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng là có hiệu quả, nếu không, ngân hàng có muốn cũng chẳng dám cho vay. Bởi nếu cứ cho vay thì đây là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của ngành ngân hàng.
 
Như vậy, vốn cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn không phải không có và lý do khiến vốn vào lĩnh vực này vẫn đang nhỏ giọt, thậm chí là tắc nghẽn cũng đã rõ ràng, điều quan trọng là phải gỡ nút thắt đó ra sao mà thôi!
 
Khơi thông dòng vốn
 
Nhận định của giới chuyên gia, ngân hàng nên xem lại các điều kiện cho vay, cần nới lỏng hơn cho các đối tượng khách hàng nông dân bởi đây là đối tượng cần vốn nhất nhưng lại khó đáp ứng điều kiện cho vay của ngân hàng nhất. 
 
Ai cũng biết, đối tượng của kinh tế nông nghiệp là cây và con, do đó phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, vì vậy sản xuất nông nghiệp thường xuyên tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay. Rủi ro của lĩnh vực nông nghiệp cũng dẫn đến rủi ro của ngân hàng cho vay. Tuy nhiên, trong những năm qua, nợ xấu trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn thường thấp hơn tỷ lệ nợ xấu chung của nền kinh tế. Đó cũng là một minh chứng cho thấy, các khách hàng là  nông dân, tuy đối diện với nhiều khó khăn nhất, song lại luôn giữ chữ "tín” với ngân hàng. 
 
Nói như vậy để thấy, nên chăng, hệ thống ngân hàng cần có cái nhìn cởi mở hơn đối với đối tượng khách hàng là nông dân cũng như các DN thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Có thể bằng nhiều cách, đơn cử như đối với các trường hợp không có tài sản thế chấp, ngành ngân hàng cũng cần rà soát lại thực tế dự án sản xuất của người dân, nếu như dự án, kế hoạch sản xuất có triển vọng, thì không cần tài sản thế chấp cũng có thể cho vay để bà con có động lực sản xuất, kinh doanh.
 
Theo TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, không nhất thiết buộc nông dân phải có tài sản thế chấp mới được vay vốn, vì như vậy rất ít người có thể tiếp cận được nguồn vốn. Các ngân hàng có thể xem xét cách thức cho vay theo chuỗi, mà ở trong chuỗi đó, DN đứng ra bảo lãnh vay cho người nông dân. Ở đó, DN chính là mắt xích để kết nối người nông dân có thể tiếp cận được nguồn vốn một cách dễ dàng. Đây chính là mô hình sản xuất nông nghiệp có sự liên kết theo chuỗi sản xuất, phân phối, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, đảm bảo tính hiệu quả trong sản xuất mà cũng không lo tín dụng bị nghẽn mạch.
Theo daidoanket.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 273

Máy chủ tìm kiếm : 94

Khách viếng thăm : 179


Hôm nayHôm nay : 31362

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 326344

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60648301