Có 4 dân tộc sống đan xen nhau gồm Chăm, Raglay, Hoa và Kinh nhưng đại đa số là dân tộc Chăm. Những năm trước 2010, đây vẫn là vùng đất nghèo khó, mùa nắng cháy khô, nhà tranh, vách tre vẫn còn nhiều do kinh tế bấp bênh và tập quán của bà con.
Từ năm 2009, xã Hàm Trí bắt đầu thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới. Đến nay trở thành xã điểm cho chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Thôn Lâm Giang biết phát huy tiềm năng và thế mạnh về đất đai, nguồn nước của các công trình thủy lợi từ hồ Sông Quao, kênh Châu Tá-812 nên đời sống của bà con phát triển từng ngày. Đến nay, hệ thống điện, đường, trường, trạm và các công trình phúc lợi khác tại điạ bàn thôn đều đạt tiêu chí quốc gia. Bà con dân tộc Chăm đã mạnh dạn đầu tư, ứng dụng cơ giới hóa 100% trong sản xuất nông nghiệp từ khâu làm đất đến thu hoạch lúa. Phát triển cây thanh long có giá trị kinh tế cao, dễ trồng ở thôn Lâm Giang khoảng 62ha và nhiều dịch vụ về du lịch, thương mại giúp bà con thay đổi đời sống kinh tế, khấm khá từng ngày. Ngày nay đến Lâm Giang ai cũng biết nhiều hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi như ông Thông Khổ, ông Mã Châu Sa…Hiện nay, số cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số của Lâm Giang có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đang công tác ở các cơ quan trong và ngoài tỉnh là 46 người, có 25 sinh viên đang theo học các trường đại học, cao đẳng.
Thiếu nữ dân tộc Chăm. |
Về Hàm Trí hôm nay, đi trên những tuyến đường bê tông xi măng đến tận các thôn xóm là một thay đổi diệu kỳ trong đời sống của bà con dân tộc. Chính đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển đã kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực của mặt trái sự phát triển. Chi bộ thôn Lâm Giang có 8 đảng viên, là 8 hạt nhân nòng cốt cùng với lực lượng Công an, chính quyền đặt ra nhiệm vụ nặng nề, làm sao an ninh, trật tự (ANTT) được đảm bảo, giữ được bình yên cho mỗi đường thôn, ngõ xóm. Năm 2013, nhiều thanh niên địa phương tụ tập đua xe, đánh võng, nhậu nhẹt đánh nhau khiến cho tình hình ANTT bất ổn. Từ một làng Chăm yên bình, Lâm Giang bỗng trở nên nóng với tình hình ANTT. Đầu năm 2014, chi bộ, ban điều hành thôn, công an, nhà trường phối hợp nhau, tích cực tuyên truyền pháp luật, chính sách, chủ trương của Đảng và nhà nước, vận động từng hộ dân đăng ký xây dựng thôn đạt chuẩn “An toàn về ANTT”, củng cố và phát huy tổ nhân dân tự quản với 12 thành viên… tăng cường công tác tuần tra ban đêm, kịp thời xử lý các tình huống xảy ra. Lực lượng Công an xã Hàm Trí chủ động, tham mưu cấp ủy, phát huy hiệu quả đội dân phòng cựu chiến binh, các tổ tự quản về ANTT và tổ hòa giải ở các thôn, cung cấp nhiều thông tin có giá trị, giúp cơ quan chức năng giải quyết kịp thời nhiều vụ việc ngay từ cơ sở.
Tại thôn Lâm Giang, tình hình an ninh chính trị và TTATXH được giữ vững, ổn định. Các chức sắc và tín đồ đạo Chăm Bàni có truyền thống yêu nước, đoàn kết và tích cực trong công tác giữ gìn an ninh chính trị và TTATXH thông qua các phong trào “thôn an toàn về ANTT”, “phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Tổ tự quản, tự phòng”, “tổ hoà giải”… hoạt động rất hiệu quả. Tích cực góp phần đấu tranh, ngăn chặn kịp thời những việc mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, không để nảy sinh tình hình phức tạp và các khiếu kiện vượt cấp, đông người. UBND tỉnh Bình Thuận, Công an Bình Thuận luôn đánh giá cao tình hình an ninh chính trị và TTATXH của xã Hàm Trí và thôn Lâm Giang nổi bật với phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” gắn với thực hiện mục tiêu “3 giảm”, mở nhiều đợt cao điểm phát động quần chúng tấn công trấn áp tội phạm đạt hiệu quả, không để xảy ra phức tạp. Riêng Hội Cựu chiến binh xã được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen đã có thành tích trong phong trào thi đua “Chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2010- 2012 về xây dựng mô hình “Đội dân phòng cựu chiến binh bảo vệ ANTT”.
Theo: cand.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn