08:01 EDT Thứ sáu, 17/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lên sàn tìm việc làm

Chủ nhật - 15/07/2012 04:30
Để "gỡ nút" cho tình trạng lao động dư thừa hiện nay, Hà Nội đang đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Một trong những giải pháp là hướng vào sàn giao dịch việc làm.

 

Theo số liệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội, hiện thành phố có khoảng 21% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, đó là chưa tính những lao động trong các lĩnh vực khác. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm do quá trình đô thị hóa, nên nhiều lao động ở nông thôn không có việc làm.

Nghề sửa chữa ô tô đang được nhiều học viên trẻ chọn học.

Học xong phải có việc

Để giải quyết tình trạng này, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch 150/UBND về việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giai đoạn 2011 - 2015. Theo đó, đến năm 2015 sẽ có khoảng 215.000 lao động được đào tạo nghề, trong đó 205.000 người được đào tạo trình độ sơ cấp nghề và khoảng 10.000 người được hưởng những chính sách ưu đãi, khoảng 70% có việc làm sau khi học nghề.

Ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội cho biết, sở sẽ tổ chức dạy cho người lao động những nghề: Chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, chế biến nông - lâm - thủy sản… và các nghề phi nông nghiệp như công nghệ sản xuất và chế biến, dịch vụ xã hội, khách sạn, du lịch, nấu ăn…

Để thực hiện, thành phố sẽ phối hợp với các trung tâm, cơ sở dạy nghề trên địa bàn, đồng thời hỗ trợ thiết bị, máy móc cho các trung tâm thuộc các huyện với kinh phí 3 tỷ đồng/trung tâm nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề. Bên cạnh đó, thành phố sẽ kết hợp với các chương trình đào tạo nghề theo Quyết định 1956, phối hợp với các tổ chức Hội ND, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ… mở rộng phạm vi, đối tượng dạy nghề.

Ông Hùng cho hay, đối với lao động học trình độ sơ cấp dưới 3 tháng được hỗ trợ kinh phí tối đa 3 triệu đồng/người/khóa, ngoài ra họ còn được hỗ trợ tiền ăn 15.000 đồng/ngày, 200.000 đồng tiền đi lại/khóa. Theo dự toán, kinh phí hỗ trợ dạy nghề của thành phố giai đoạn 2011 - 2015 là 970 tỷ đồng.

Hướng vào sàn việc làm

Tuy nhiên, việc dạy nghề ở Hà Nội vẫn gặp nhiều khó khăn. Ông Phùng Quốc Tuệ - Phó Trưởng phòng LĐTBXH huyện Quốc Oai cho hay, năm 2011, phòng đã mở 6 lớp với 210 lao động, gồm 2 lớp may công nghiệp, 2 lớp nấu ăn và 2 lớp mây tre đan, hàn xì. "Việc tuyển sinh rất khó, vì thu nhập từ các nghề phụ thấp hơn so với họ làm nghề khác. Đầu ra, giá các sản phẩm mây tre đan không ổn định là một trong những nguyên nhân khó tuyển sinh học nghề. Bên cạnh đó, các xã chưa có cán bộ chuyên trách về dạy nghề, thủ tục thanh quyết toán tiền còn chậm" - ông Tuệ cho biết.

“Năm 2012, Sở LĐTBXH Hà Nội đầu tư cơ sở vật chất, mặt bằng, sẽ tổ chức 106 phiên giao dịch, trong đó 96 phiên cố định”.

Anh Nguyễn Đăng Tuấn- Giám đốc Công ty May Mỹ Đức (huyện Mỹ Đức) cho biết, hiện công ty đang trả lương cho công nhân từ 2-3,5 triệu đồng/người/tháng. "Nếu công nhân mua máy khâu về nhà làm thêm thì thu nhập ít nhất cũng được 120.000 - 150.000 đồng/người/ngày, nhưng hơn chục triệu đồng một cái máy khâu không phải ai cũng mua được" - anh Tuấn nói.

Để "gỡ nút" cho việc tuyển sinh, cũng như tìm việc làm cho lao động, thành phố đang hướng vào các sàn giao dịch việc làm. Hiện Hà Nội có 2 trung tâm giới thiệu việc làm trực thuộc Sở LĐTBXH. Riêng năm 2011, hai trung tâm này đã tổ chức được 80 phiên giao dịch, trong đó có 60 phiên cố định và 20 phiên lưu động, với gần 4.000 doanh nghiệp tham gia các phiên giao dịch, tuyển dụng được 25.200 lao động.

"Từ đầu năm đến nay, mỗi tuần chúng tôi mở một phiên giao dịch việc làm, với 50 - 60 đơn vị tham gia, thu hút 2.500-3.000 lao động. Theo kế hoạch từ năm 2015 trở đi, chúng tôi sẽ mở sàn hàng ngày"- ông Vũ Trung Chính - Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội cho biết.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 198

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 194


Hôm nayHôm nay : 39655

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 889103

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61211060