21:33 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mối nguy thiếu nước

Thứ ba - 19/03/2013 22:25
Thứ năm tuần trước, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chủ trì hội nghị bàn cách chống hạn, hỗ trợ miền Trung và Tây Nguyên đang trong tình trạng thiếu nước rất nghiêm trọng. Thứ tư và thứ năm tuần này tại Cần Thơ có liên tiếp 2 hội thảo "Hợp tác vì nước” và "Quản lý nước và lưu vực sông – cách tiếp cận tăng trưởng xanh”. Tất cả cho thấy dù giải quyết cơn khát ở Tây Nguyên hay những biến động và thách thức về nguồn nước tại nhiều quốc gia, hợp tác để chia sẻ nguồn nước công bằng và minh bạch đóng vai trò ngày càng quan trọng.
Lâm Đồng căng sức chống hạn cho cây cà phê

Lâm Đồng căng sức chống hạn cho cây cà phê

Lâu nay đã thành thói quen cố hữu, khi nói tới hạn hán thiếu nước thì chỉ nói đến "ông Trời” và biến đổi khí hậu, thay vì phải là cải thiện an ninh nước, giảm thiểu áp lực ngày càng tăng từ bùng nổ dân số, đô thị hóa, ô nhiễm môi trường, khai thác nước ngầm quá mức, biến đổi khí hậu và các yếu tố khác.
 
Hai thực tế khắc nghiệt ở Tây nguyên mùa hạn là sự bất bình đẳng trong tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường gia tăng là tình trạng không ổn định của các con sông ngày càng lớn. Mỗi năm Tây Nguyên chịu khát 3 - 4 tháng, thậm chí kéo dài liên tục từ 6 – 8 tháng đối với năm hạn nặng như năm nay. Nhưng đừng quên đây được coi là "nóc nhà Đông Dương”, mỗi năm nhận hàng chục tỷ m3 nước mưa. Chỉ riêng lượng nước mặt mà các suối, sông ở Tây Nguyên vận chuyển hằng năm đã đạt gần 50 tỷ m3. Theo sông Ba và sông Đồng Nai cùng hai phụ lưu lớn của sông Mê Kông là Sê San và Sêrêpôk, nguồn nước đại ngàn tỏa đi khắp nơi.
 
Tuy nhiên, tầm quan trọng của việc sử dụng nước hữu ích lâu nay được nghiên cứu đề cập nhiều hơn áp dụng thực tiễn. Đó là tái chế nước đã sử dụng, khuyến khích các nhà sản xuất năng lượng sử dụng nước có hiệu quả, ban hành các quy định về sử dụng nước ngầm, nâng cấp các dịch vụ thủy lợi, tăng cường quản lý lưu vực sông, huy động nhiều hơn nữa nguồn đầu tư từ khu vực tư nhân để làm sạch các con sông và cải thiện quản lý rủi ro thiên tai…
 
Như đã thấy từ những hội thảo mổ xẻ việc phát triển nóng, thủy điện bị xem là thủ phạm chính khiến dòng chảy sông suối ở Tây Nguyên teo tóp, nhất là mùa hạn. Tháng 3 này, Bộ Công thương đã thống nhất với UBND các tỉnh loại bỏ tiếp 117 dự án thủy điện  vừa và nhỏ với tổng công suất 617 MW, đề nghị đưa 156 vị trí tiềm năng khỏi quy hoạch. Cũng trung tuần tháng 3, chưa phải là đỉnh điểm của mùa khô hạn Tây Nguyên, những dòng tin nóng vang lên: Lâm Đồng căng sức chống hạn cho cây cà phê! Gia Lai xuất ngân sách hơn 6 tỷ đồng khắc phục hạn hán! Đắk Lắk cần ngăn chặn tình trạng khoan giếng bừa bãi…!
 
Cái gọi là căng sức chống hạn cho cà phê ở Lâm Đồng hiện nay, gồm cả việc khoan giếng lấy nước. Nếu khoan tùy tiện là vi phạm pháp luật về khai thác nguồn nước ngầm, gây thiệt hại cho cộng đồng. Ở xã Tân Nghĩa (Di Linh), nơi có hồ thủy lợi Gia Bắc 1, người dân vẫn phải vừa khoan giếng vừa đào hồ chứa. Khi bỏ tiền khoan hàng chục mét mà không có nước thì đành thuê bơm tưới từ 160 - 180 ngàn đồng/giờ. Nguyên tiền nước tưới mỗi đợt mất đứt 3,5 – 7 triệu đồng cho một ha cà phê.
 
Ở Đắk Lắk hơn 202.000 ha cà phê cần tưới khoảng hơn một triệu rưỡi mét khối/ngày, khoảng 0,71% tổng trữ lượng tiềm năng nước ngầm của tỉnh. Gần 3.000 giếng khoan lấy nước tưới cho 57% diện tích cà phê, có cái sâu hơn 100 mét, thậm chí cả khoan ngang nhiều lỗ để lấy nước tối đa. Huyện trọng điểm cà phê Cư M’gar chỉ được trồng 20.000 - 25.000 ha theo quy hoạch nhưng các nông hộ bất chấp khuyến cáo ồ ạt tăng diện tích gần 36.000 ha. Nước từ suối nhỏ, giếng đào, giếng khoan huy động tất. Theo Sở TN&MT tỉnh, kiểu khoan tận thu tràn lan không có tư vấn chuyên môn kỹ thuật nào đã phá vỡ cấu trúc tầng nước bazan trên cùng, gây sụt lún cục bộ.
 
Các giải pháp "hợp tác vì nước” xem ra chưa thật lâu dài, căn cơ. Hợp tác liên vùng quản lý các tầng ngầm nước và lưu vực sông đều thiếu. Thiếu cả trao đổi thông tin và dữ liệu, thiếu cả hợp tác tài chính và kỹ thuật giữa các bộ ngành, địa phương. Chỉ một sự cố dân tại xã Quảng Phú, Krông Nô (Đăk Nông) cuối tháng 2 vừa qua tự chặn dòng lấy nước sản xuất, dù có mấy Bộ đã lên tiếng nhưng… không có tiếng nói chung.
 
Tại cuộc họp bàn giải quyết căng thẳng nguồn nước ở miền Trung Tây Nguyên mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chỉ đạo Bộ NN&PTNT phối hợp Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam lên phương án kế hoạch điều tiết xả nước các hồ thủy điện, thủy lợi, nâng cao mực nước hạ du cho các thủy lợi lấy nước tưới, hỗ trợ nước sinh hoạt. Những nơi không đủ nước tưới phải kiên quyết chuyển đổi sang cây trồng cạn, không gây căng thẳng, tranh chấp nguồn nước và thất thu…Cần thống nhất giữa vận hành hàng ngày của các nhà máy thủy điện với lấy nước tưới, nước sinh hoạt và trả lại một phần cho dòng chảy tự nhiên của sông suối… Về lâu dài không thể để mất rừng liên tục, các hồ chứa cần đầu tư xây mới hoặc sửa chữa.
 
Thỏa mãn đòi hỏi về nước cho từng lĩnh vực đều đang "cấp bách” đã là khó, song tìm kiếm được giải pháp hợp tác về nguồn tài nguyên nước đang ngày càng khan hiếm, rất cần đến việc " thương lượng” và chia sẻ một cách công bằng về giá trị lợi ích và nguy cơ, càng không đơn giản. Chính vì thế mà năm 2013 được tuyên bố là Năm quốc tế hợp tác vì nước và Ngày Nước thế giới 22-3 năm nay cũng sẽ tập trung vào chủ đề hợp tác vì nguồn nước.
 
Điều quan trọng là không chỉ nước ta mà hơn 75% các quốc gia trong khu vực Châu Á- Thái Bình dương đang bị đe dọa thiếu nước nghiêm trọng, đối mặt với nguy cơ xảy ra khủng hoảng nước nếu không thực hiện ngay lập tức và hiệu quả các biện pháp cải thiện quản lý tài nguyên nước.
Thanh Như
http://daidoanket.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 272

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 271


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1093195

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71320510