22:39 EST Thứ ba, 07/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ngư dân chưa vay được vốn theo Nghị định 67: Tháo gỡ điểm nghẽn

Thứ tư - 05/11/2014 08:49
Nghị định 67 của Chính phủ ra đời giống như một luồng sinh khí mới tạo động lực cho ngư dân bám biển. Tuy nhiên, giữa chính sách và thực tiễn đời sống của ngư dân dường như vẫn đang tồn tại một khoảng cách khá xa. Điều này thể hiện ở thực tế: Mặc dù ra đời từ cách đây 2 tháng, song đến thời điểm này vẫn chưa có hộ dân nào vay được vốn theo tinh thần của Nghị định.
Ảnh: Hoàng Long

Ảnh: Hoàng Long

Chính sách mạnh nhưng chưa thông thoáng
 
Là một chính sách mới với nhiều điểm ưu đãi dành cho bà con vùng biển, Nghị định 67 của Chính phủ đang thu hút không chỉ ngư dân miền biển mà tất cả những ai quan tâm đến đời sống của bà con ngư dân. Tuy vậy, chứng kiến thực tế đang diễn ra, giới chuyên gia trong ngành cho rằng, mặc dù Nghị định 67 đang đưa ra những ưu đãi, hỗ trợ rất hợp lý dành cho bà con ngư dân, nhưng dường như vẫn có những điểm tắc khiến ngư dân chưa thể tiếp cận được chính sách. Chính bởi những băn khoăn này, buổi tọa đàm "Để ngư dân vững vàng vươn khơi” do Cổng Thông tin Chính phủ tổ chức sáng hôm qua (4-11) đã thu hút được sự chú ý của đông đảo dư luận, đặc biệt là những băn khoăn, lo lắng của bà con ngư dân từ nhiều tỉnh thành đã được các nhà quản lý, chuyên gia giải đáp tại buổi tọa đàm.
 
Theo ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn),  một trong những nội dung quan trọng nhất của Nghị định 67 lần này là chính sách tín dụng cho đầu tư đóng mới, nâng cấp tàu khai thác, dịch vụ hải sản xa bờ. Đây là một chính sách rất mạnh, rất thông thoáng về việc hỗ trợ lãi suất, thời gian vay, tỷ lệ vốn đối ứng và tài sản thế chấp. Ngư dân rất hưởng ứng chính sách này. Tuy nhiên, ông Tuấn thừa nhận, theo hướng dẫn trong Thông tư 22 của Ngân hàng Nhà nước quy định, là các hộ dân muốn vay vốn đóng tàu phải có tên trong danh sách do Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt, sau đó các hộ sẽ liên hệ với ngân hàng để vay vốn. Nhưng đến thời điểm này, vẫn chưa có tỉnh nào phê duyệt danh sách để bà con ngư dân có thể được tham gia vay vốn từ Chương trình này.
 
Nêu lên nguyên nhân của thực tế này, ông Tuấn cho biết, do chính quyền địa phương chưa thực sự sát sao với việc triển khai Chương trình này, đặc biệt là việc tuyên truyền để bà con ngư dân biết được mình có đủ tiêu chí, năng lực tham gia hay không. "Điểm tắc nghẽn ở đây là từ chính quyền cơ sở” - ông Tuấn nhận định và cho rằng, công tác tuyên truyền cần được đẩy mạnh hơn, nỗ lực hơn để người dân hiểu đầy đủ, khách quan về tinh thần của Nghị định 67. 
 
 
Ngư dân cần vốn để đóng tàu to vươn khơi
Ảnh: Hoàng Long
 
Bất cập cả khâu hậu cần nghề cá
 
Một trong những băn khoăn lâu nay của ngư dân là, nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi về vốn đã được đưa ra, song việc tiếp cận vốn, vay vốn từ ngân hàng đối với bà con ngư dân là rất khó khăn. Nhiều bà con ngư dân ở phường Phú Đông, TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) cho biết, khi đi vay ngân hàng, phải chứng minh khả năng tài chính hoặc phải lập phương án sản xuất kinh doanh, điều này đối với bà con ngư dân thực sự là rất khó, bà con chỉ quen đánh bắt hải sản chứ không quen lên kế hoạch hay phương án kinh doanh… Băn khoăn này được ông Lê Trung Thành, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) giải tỏa: Với bà con ngư dân, khả năng tài chính là ở việc tạo được lợi nhuận từ phương tiện đánh bắt của họ. Ông Thành cũng thừa nhận, việc lập phương án sản xuất, kinh doanh đối với bà con ngư dân là không đơn giản. "Bởi vậy, theo chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước, tới đây BIDV cũng như các ngân hàng thương mại khác cũng sẽ cố gắng xây dựng những biểu mẫu vay vốn gọn nhẹ, dễ hiểu để bà con ngư dân dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn vay theo tinh thần của Nghị định 67” - ông Thành cho hay và cho biết thêm, không chỉ xây dựng những phương án cho vay đơn giản, thuận tiện, cán bộ ngân hàng sẽ trực tiếp về tận cơ sở để hướng dẫn, giúp bà con các phương cách tiếp cận vốn vay nhanh nhất, thuận tiện và đơn giản nhất.
 
Theo ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn),  một trong những nội dung quan trọng nhất của Nghị định 67 lần này là chính sách tín dụng cho đầu tư đóng mới, nâng cấp tàu khai thác, dịch vụ hải sản xa bờ. Ông Tuấn cho biết theo hướng dẫn trong Thông tư 22 của Ngân hàng Nhà nước quy định, là các hộ dân muốn vay vốn đóng tàu phải có tên trong danh sách do UBND tỉnh phê duyệt, sau đó các hộ sẽ liên hệ với ngân hàng để vay vốn. Theo ông Tuấn, "Điểm tắc nghẽn ở đây là từ chính quyền cơ sở” từ đó đề nghị công tác tuyên truyền cần được đẩy mạnh hơn, nỗ lực hơn để người dân hiểu đầy đủ, khách quan về tinh thần của Nghị định 67. 
 
Đứng ở phương diện là người trực tiếp tham gia vào các hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân, ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Hiệp hội Nghề cá TP Đà Nẵng cho rằng, thực tế, hoạt động nghề cá của Việt Nam đã và đang tồn tại khá nhiều bất cập, trong đó bất cập nhất là dịch vụ hậu cần nghề cá. Việc chúng ta đang thiếu các kho chứa để giúp bà con ngư dân lưu giữ, bảo quản và phân loại cá… đang khiến ngư dân rơi vào tình cảnh "được mùa mất giá”. Ông Lĩnh đơn cử, một chuyến tàu ra khơi "mưa thuận gió hòa”, bà con được mùa cá, nhưng về đến nơi, do không có kho chứa nên buộc phải bán cho các đầu nậu. "Nắm được tâm lý nếu không bán ngay thì cá ươn, cá chết nên các đầu nậu tha hồ trả giá rẻ. Đó là thực tế mà nếu không cải thiện được dịch vụ hậu cần thì bà con ngư dân cứ mãi phải sống cảnh "ăn đong” như hiện nay”, ông Lĩnh băn khoăn. Trước thực tế này - ông Lĩnh nêu đề xuất, Nhà nước cần quan tâm hơn đến vấn đề hậu cần nghề cá, từ việc đầu tư các hệ thống kho lọc để giúp bà con phân loại cá, bảo quản cá tốt hơn, đến việc tạo các kênh giao dịch giúp bà con không phải lo đầu ra, như vậy sẽ không bị các đầu nậu ép giá như thời gian qua, như vậy bà con ngư dân sẽ yên tâm hơn sau mỗi vụ ra khơi…
 
Duy Phương
theo 
daidoanket
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 192


Hôm nayHôm nay : 45557

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 241676

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73288647