20:35 EDT Chủ nhật, 05/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những chuyển biến tích cực từ chương trình xây dựng Nông thôn mới

Thứ năm - 07/05/2015 22:56
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương cùng với sự nỗ lực quyết tâm cao của toàn Đảng bộ, quân, dân, cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh Trà Vinh, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) đã mang lại những hiệu quả tích cực. Phóng viên Tạp chí Vietnam Business Forum đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Trí Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Trà Vinh về một số kết quả, phương pháp triển khai thực hiện và định hướng xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Thành Kiệt thực hiện.

Xin ông cho biết những kết quả nổi bật sau 04 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM?
Sau 04 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, Trà Vinh đạt được những kết quả nổi bật nhất, đó là:
- Nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân trong tỉnh được nâng cao; xác định rõ hơn về mục đích ý nghĩa, bước đi, biện pháp, giải pháp thực hiện, không còn trông chờ thụ động như trước.
- Bộ mặt nông thôn cũng như đời sống, thu nhập của người dân nông thôn có sự chuyển biến rõ nét: Cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là giao thông nông thôn từng bước được nâng cấp đồng bộ (hiện có trên 600 tuyến đường giao thông nông thôn với chiều dài hơn 2.500 km trên khắp địa bàn tỉnh đến tận vùng sâu). 100% xã đều có trạm y tế đạt chuẩn, 100% ấp có nhân viên y tế. Thu nhập bình quân hộ dân nông thôn được nâng lên (hiện đạt khoảng 71 triệu đồng/hộ dân nông thôn/năm, khoảng 75,8% hộ nông dân có mức sống trung bình trở lên). Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện đạt gần 97,4% (tăng 2,5% so với năm 2011); tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 78% (tăng gần 12%)...
- Kết quả cụ thể, đến nay đã có 13 xã được công nhận hoàn thành 19 tiêu chí; 04 xã đạt từ 15 – 18 tiêu chí; 34 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí. Nhiều xã đạt được các tiêu chí quan trọng từ khi triển khai thực hiện đến nay (27 xã đạt tiêu chí về giao thông, tăng 25 xã; 77  đạt tiêu chí về thủy lợi, tăng 40 xã; 53 xã đạt tiêu chí về điện, tăng 24 xã; 51 xã đạt tiêu chí về chợ, tăng 27 xã; 80 xã đạt tiêu chí về bưu điện, tăng 33 xã; 38 xã đạt tiêu chí về thu nhập, tăng 30 xã; 65 xã đạt tiêu chí vềtỷ lệ lao động có việc làm, tăng 57 xã; 64 xã đạt tiêu chí về tổ chức sản xuất, tăng 25 xã; 75 xã đạt tiêu chí về giáo dục, tăng 47 xã; 65 xã đạt tiêu chí về xây dựng hệ thống chính trị, tăng 12 xã...).


Kết quả triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM kết hợp với việc lồng ghép các chương trình mục tiêu khác tại địa phương như thế nào, thưa ông?
Trên địa bàn tỉnh, hiện có 14 Chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai(Chương trình Việc làm và Dạy nghề; Giảm nghèo bền vững; Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn; Y tế; Dân số và KHHGĐ; Vệ sinh an toàn thực phẩm; Văn hóa; Giáo dục và Đào tạo; Phòng, chống ma túy; Phòng, chống tội phạm; Phòng, chống HIV/AIDS; Đưa thông tin về vùng sâu; Chương trình ứng phó biến đổi khí hậu) lồng ghép cùng với ngân sách và các nguồn lực từ doanh nghiệp, nhân dân đóng góp. Qua 04 năm, đã huy động trên 3.012,6 tỷ đồng tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất, làm cho hệ thống giao thông nông thôn cơ bản được thông suốt; hệ thống thủy lợi và điện cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp; hệ thống thông tin thị trường, tiếp cận khoa học kỹ thuật và dịch vụ phục vụ đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
Vai trò của doanh nghiệp trong xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh được thể hiện ra sao?
Toàn tỉnh có 183 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, chủ yếu là liên kết tiêu thụ nông sản. Bình quân mỗi doanh nghiệp giải quyết việc làm cho 40 lao động và có vốn sản xuất kinh doanh 13 tỷ đồng, tổng doanh thu thuần 20 tỷ đồng/năm. Hiện có 05 doanh nghiệp thực hiện việc hợp tác, liên kết đầu tư và bao tiêu sản phẩm với nông dân (Công ty Lương thực Trà Vinh; Công ty Bảo vệ thực vật An Giang; Công ty Giống cây trồng miền Nam; Công ty Mía đường Trà Vinh; Công ty Cổ phần chăn nuôi CP-Việt Nam..).
- Xác định vai trò quan trọng của doanh nghiệp trong xây dựng NTM, nhất là việc tổ chức lại sản xuất, liên kết thị trường, bao tiêu, tiêu thụ nông sản; để khuyến khích, thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng NTM, Hội đồng nhân dân tỉnh có ban hành Nghị quyết, Ủy ban nhân dân tỉnh có ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh; các sở ngành có kế hoạch cụ thể hóa thực hiện. Tuy vậy, để khuyến khích, thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng NTM, Chính phủ cần có những cơ chế chính sách mạnh hơn nữa, nhất là các chính sách về vốn, về ưu đãi thuế, đất đai… để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia sâu vào xây dựng NTM, nhất là tham gia đầu tư hạ tầng phát triển sản xuất, đầu tư xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ hàng hóa nông sản…
Để đáp ứng thực hiện chương trình xây dựng NTM có hiệu quả, tỉnh Trà Vinh đã giải quyết bài toán nguồn nhân lực như thế nào?
Việc xây dựng NTM là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của Đảng bộ tỉnh, do đó phải tập trung cả hệ thống trính trị vào cuộc. Hiện nay, đã hoàn thiện Ban Chỉ đạo các cấp (tỉnh, huyện, xã); riêng Tổ tham mưu giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp, hiện Ủy ban nhân dân tỉnh đang xây dựng thành lập lại theo chỉ đạo tại Quyết định số 1996/QĐ-TTg ngày 04/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Văn phòng Điều phối giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM các cấp, nhằm đảm bảo tham mưu tốt cho Ban Chỉ đạo và cấp ủy, chính quyền địa phương.
Ngoài ra, tỉnh xác định và tập trung chủ yếu vào việc nâng cao chất lượng nguồn lực lao động của địa phương. Với giải pháp chủ yếu là đào tạo, nâng cao chất lượng tay nghề cho lao động nông thôn, theo phương châm: "Học nghề đáp ứng nhu cầu việc làm và nâng cao năng suất, hiệu quả lao động". Toàn tỉnh hiện có 21 cơ sở đào tạo nghề, hàng năm, các cơ sở dạy nghề tổ chức đào tạo và giải quyết việc làm trên 20.000 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 39%. Riêng Dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ, hàng năm, đào tạo trên 15.000 lao động... góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở địa phương. Đồng thời, quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở cơ sở, nhất là cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ về sản xuất nông nghiệp để trực tiếp hướng dẫn cho người dân về kỹ thuật, nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất (Tỉnh chủ trương có Đề án thu hút kỹ sư nông nghiệp về xã, đến nay mỗi xã có 02 kỹ sư nông nghiệp công tác ở xã).
Ông có thể cho biết bài học kinh nghiệm sau 04 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới?
Thứ nhất, vai trò của hệ thống chính trị và nhân dân vào cuộc với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao. Do đó, hệ thống chính trị phải xây dựng cho được kế hoạch hành động cụ thể trên từng lĩnh vực để tập hợp, động viên, hướng dẫn, đôn đốc người dân tham gia thực hiện, xóa dần tư tưởng trông chờ, ỷ lại, thụ động trong triển khai thực hiện.
Thứ hai, trong điều kiện ngân sách còn nhiều khó khăn phải tận dụng tốt nhất những cái đã có và các nguồn lực có thể huy động và thực hiện (trong dân, cộng đồng và trong doanh nghiệp).
- Thứ ba, làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc nhắc nhở đến tận cơ sở để kịp thời phát hiện, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Trong chỉ đạo thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, có sáng tạo của cấp ủy, chính quyền cơ sở.
Mục tiêu đặt ra đến năm 2015 là: Có thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới (nâng tổng số 24/85 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 28,2% vượt 8,2% so Nghị quyết). Giữ vững, nâng chất 13 xã đã được công nhận. Đối với các xã đạt dưới 10 tiêu chí phải phấn đấu đạt từ 10 tiêu chí trở lên; các xã còn lại tăng thêm từ 2 - 3 tiêu chí trở lên.
Đến năm 2020: Có ít nhất 50% xã đạt chuẩn nông thôn mới (43 xã); có 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Theo: vccinews.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: xây dựng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 188

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 186


Hôm nayHôm nay : 62072

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 309224

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60631181