13:08 EDT Thứ hai, 06/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nội lực đánh thức một vùng quê

Thứ hai - 26/05/2014 21:39
Là một xã thuần nông, lại ở địa bàn "vùng sâu, vùng xa" của tỉnh Thái Bình, nhưng với quyết tâm cao, biết lựa chọn bước đi thích hợp và sự đồng lòng của nhân dân nên xã Bình Ðịnh, huyện Kiến Xương đã hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả.
Người dân xã Bình Ðịnh, huyện Kiến Xương (Thái Bình) tự nguyện đóng góp và bê-tông hóa 100% số các tuyến đường giao thông trong xã.

Người dân xã Bình Ðịnh, huyện Kiến Xương (Thái Bình) tự nguyện đóng góp và bê-tông hóa 100% số các tuyến đường giao thông trong xã.


Chủ động dồn điền đổi thửa

Năm 2010, xã Bình Ðịnh bắt tay vào thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, đây là một trong 70 xã của tỉnh Thái Bình lựa chọn để phấn đấu cán đích vào năm 2015. Làm gì đây khi không có mô hình sẵn có để học tập, tham khảo; công việc nhiều, khó khăn lớn gây áp lực đối với cán bộ, đảng viên trong xã. Mặt khác, nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên thấp, có thời điểm chưa đáp ứng kịp thời để thực hiện các tiêu chí. Ðây là những câu hỏi hóc búa đặt ra với những người đứng mũi chịu sào, trực tiếp chỉ đạo, điều hành xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Bàn đi tính lại, Ðảng ủy xã quyết định chọn khâu đột phá là phải dồn điền đổi thửa, tạo ra những cánh đồng rộng lớn hơn để sản xuất hàng hóa, đưa máy móc hỗ trợ quá trình sản xuất cho nông dân. Phó Chủ tịch UBND xã Bình Ðịnh Bùi Ngọc Trìu nói: "Khi đó chưa có chủ trương của tỉnh, huyện, lại động chạm đến lợi ích của nhân dân nhưng tập thể lãnh đạo xã đều cho rằng đây là chủ trương đúng, tháo gỡ những bí bách lâu nay trong sản xuất khi ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ tạo ra giá trị sản xuất thấp, người dân không mặn mà với đồng ruộng".

Ðể người dân không băn khoăn, do dự khi so sánh ruộng tốt, ruộng xấu, ruộng gần, ruộng xa với nhau sau khi dồn điền đổi thửa, UBND xã Bình Ðịnh quyết định làm giao thông, thủy lợi trước rồi chia ruộng sau. Chủ trương này tiếp tục được đưa ra bàn bạc, trao đổi dân chủ, thấu đáo đến tận thôn, xóm, làm cho nhân dân nhận thức và hiểu rõ thực chất của xây dựng nông thôn mới là làm cho mình và thụ hưởng cũng là mình. Thời gian này, cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, hạt nhân là cán bộ và đảng viên gương mẫu đi đầu, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Ngay từ vụ sản xuất đầu tiên, khâu dẫn nước, rồi đi lại thuận tiện nên bà con tin tưởng và đồng thuận với cách làm của xã. Ðể hoạt động quy củ, mỗi thôn thành lập ban dồn điền đổi thửa do người có uy tín điều hành rồi xây dựng kế hoạch, khảo sát và lập dự toán. Kinh phí dồn điền đổi thửa hoàn toàn do nhân dân đóng góp và dự kiến thu trong ba năm (2010 - 2012) với mức thu không quá 40 kg/vụ/một khẩu. Tuy nhiên, trong thực tế chỉ sau đúng ba tháng (từ tháng 9 đến tháng 12-2010) cả tám thôn đã thu được số tiền hơn hai tỷ đồng để tập trung chỉnh trang đồng ruộng. Sau dồn điền đổi thửa, các hộ dân tự giác phá bờ ngang, hình thành được cánh đồng lớn thuận tiện đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Cái được rõ nhất là quy hoạch được sản xuất, tách được đất 5% để quản lý, sử dụng khi có nhu cầu xây dựng các công trình công cộng và từ đây còn tính toán quy hoạch được khu tập kết rác thải, đất xây nghĩa trang cũng như khu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Thành công từ nhận thức đúng đắn

Phó Bí thư Ðảng ủy xã Bình Ðịnh Trần Tuấn Sỹ cho biết: Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, địa phương xác định tiêu chí làm giao thông nông thôn là khó nhất bởi phải huy động nguồn lực lớn. Tranh thủ sự đồng thuận của nhân dân khi dồn điền đổi thửa thành công, bắt đầu từ năm 2011 Ðảng bộ, chính quyền xã tiếp tục vận động bà con các thôn hiến đất làm đường. Chỉ sau một thời gian ngắn, hàng trăm hộ dân đã hiến tặng hơn chín nghìn mét vuông đất thổ cư, tự nguyện lùi tường bao, bờ giậu và những khoảng sân rộng để mở đường trục xã, đường liên thôn, liên xóm cho phương tiện cơ giới lưu thông ra tận chân ruộng. Khi đã có mặt bằng làm cơ đường và quy hoạch lại giao thông cho thông thoáng, Ðảng ủy xã ra chủ trương thành lập quỹ xây dựng nông thôn mới, xây dựng kế hoạch, mức đóng góp đưa xuống tận địa bàn để nhân dân cùng bàn bạc, quyết định. Thời gian này, ban lãnh đạo xã Bình Ðịnh gửi thư kêu gọi con em người quê hương đang sinh sống, công tác tại mọi miền Tổ quốc ủng hộ về vật chất cũng như đóng góp ý tưởng, sáng kiến trong triển khai xây dựng nông thôn mới. Có nguồn quỹ để cân đối lên tới hơn mười tỷ đồng, từ năm 2013 cả tám thôn đồng loạt làm đường giao thông trục xã, trục thôn, đường trục chính nội đồng và đường dong, ngõ.

Kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở Bình Ðịnh cho thấy, nhận thức đúng đắn là điều kiện tiên quyết để bứt phá đưa địa phương phát triển. Từ đó xác định quyết tâm hoàn thành xây dựng nông thôn mới chậm nhất là đến năm 2015, tuy nhiên xã Bình Ðịnh đã nắm được thời cơ để chỉ đạo rút ngắn thời gian hoàn thành trong năm 2013 vừa qua. Hiện nay, cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa, khu thu gom rác thải... đã được hoàn thiện theo đúng tiêu chí quy định. Ðịa phương đang tập trung phát triển kinh tế để nâng cao thu nhập cho người dân bằng việc hình thành cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa giống cho Tổng công ty cổ phần giống Thái Bình trên tổng diện tích 180 ha. Năm 2013, mô hình này cho giá trị gấp 1,5 lần so với trồng lúa truyền thống, trong đó phần chênh lệch thu về cho nông dân khoảng ba tỷ đồng. Trên địa bàn xã còn mở mang, thu hút được bảy cơ sở may và móc hộp xuất khẩu tạo việc làm ổn định cho gần hai nghìn lao động nông thôn. Hợp tác xã nông nghiệp Bình Ðịnh đã chuyển đổi theo mô hình HTX dịch vụ, ngoài những dịch vụ bắt buộc thì đã mở thêm nhiều loại hình dịch vụ khác như thu gom rác thải, làm đất, cung ứng vật tư, tín dụng...

Ðối với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới hiện nay, địa phương đề nghị cấp trên có chủ trương định hướng để các xã đã hoàn thành 19 tiêu chí giữ được chuẩn, trong đó cần quan tâm đến hệ thống các công trình của Nhà nước qua địa bàn xã như đê điều, đường giao thông và hỗ trợ kinh phí tháo gỡ khó khăn sau xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, cần xem xét thực hiện bảo hiểm nông nghiệp đối với cánh đồng mẫu cũng như có cơ chế đầu tư phát triển nông nghiệp để tương xứng với vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Bài, ảnh: Mai Tú
Nguồn nhandan.org.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 144

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 143


Hôm nayHôm nay : 47696

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 342884

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60664841