“Qua 10 năm thực hiện, Nghị quyết đã đi vào cuộc sống, nhận thức của hệ thống chính trị và nhân dân về vị trí và vai trò của tam nông đã nâng lên. Cụ thể, hệ thống kết cấu hạ tầng được cải thện rõ rệt; kinh tế nông nghiệp phát triển tốt; chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tích cực, hình thành vùng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao; xây dựng chuỗi giá trị cho nông sản…”, ông Cảnh chia sẻ.
Diện mạo mới…
Ông Nguyễn Chí Thiện - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Long An thông tin, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với ứng dụng công nghệ cao, tỉnh Long An đã hình thành vùng sản xuất lúa ở Đồng Tháp Mười với diện tích 20.000ha, vùng rau an toàn 2.000ha, vùng thanh long 2.000ha và các vùng chăn nuôi bò thịt, sản xuất tôm ứng dụng công nghệ cao… “Việc tái cơ cấu này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, như: lợi nhuận thanh long khoảng 500 triệu đồng/ha/năm, chanh là khoảng 150.000 đồng/ha/năm…”, ông Thiện cho biết.
Đoàn kiểm tra Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm việc với tỉnh Long An về Nghị quyết Trung ương 7
Cũng theo ông Thiện, để tổ chức lại sản xuất, tỉnh đã ban hành và triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản; củng cố xây dựng HTX, tổ hợp tác trong vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới.
Cùng với phát triển tam nông, trong 10 năm qua, tỉnh Long An đã tập trung thực hiện chính sách thu hút đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn. Toàn tỉnh hiện có 16 khu công nghiệp đang hoạt động thu hút gần 1.400 dự án đầu tư.
“Từ năm 2009 - 2017, vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho lĩnh vực tam nông trên địa bàn tỉnh khoảng 2.000 tỷ đồng, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân. Toàn tỉnh có 67/166 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Thu nhập khu vực nông thôn đạt 39 triệu đồng/người/năm, tăng gần 27 triệu đồng so với năm 2008”, ông Thiện thổ lộ.
Nhiều bài học hay
Từng là Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Long An, ông Phạm Minh Hùng - Ủy viên thường vụ BCH Hội Nông dân Việt Nam, phụ trách phía Nam nhận định, qua 10 năm triển khai Nghị quyết Trung ương 7, tỉnh Long An đã cho thấy nhiều bài học hay. Cụ thể: ngay từ ban đầu, tỉnh đã nghiên cứu, chuẩn bị công phu, xây dựng chương trình cụ thể để thực hiện Nghị quyết. Triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, tỉnh cũng có những chính sách riêng phát triển nông nghiệp, như: chính sách phát triển thủy sản nước ngọt vùng Đồng Tháp Mười. Về phát triển nông thôn, tỉnh đã tập trung nguồn lực mạnh nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức thấp nhất so với các tỉnh ĐBSCL hiện nay (hơn 2%)…
Đoàn kiểm tra Hội Nông dân Việt Nam thăm trại gà lấy trứng tại xã Tân Lân (Cần Đước, Long An)
Dẫn lại hình ảnh trước đó đoàn kiểm tra đã đi thăm và làm việc tại xã Tân Lân (Cần Đước) – một xã nông thôn mới điển hình của tỉnh Long An. Tại đây, chứng kiến cuộc đổi thay toàn diện của địa phương, từ một xã khó khăn muôn vàng, Tân Lân đang trên đường xây dựng một vùng quê đáng sống, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam nhận định, đó là do chính quyền và người dân biết tự chủ, phát huy nguồn lực tại chỗ. Theo Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng, đây cũng là một bài học hay trong quá trình triển khai Nghị quyết Trung ương 7 của tỉnh Long An.
Mặc dù đạt được những thành quả tích cực trong 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, nhưng Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Cảnh vẫn thừa nhận, tỉnh đang gặp những khó khăn nhất định trong việc thực hiện Nghị quyết này, như: điểm xuất phát về kinh tế - xã hội thấp, cơ sở hạ tầng nông thôn còn yếu kém, đầu tư cho nông sản chưa được giải quyết căn cơ, quy hoạch sản xuất nông nghiệp chưa hiệu quả, vướng mắc trong phát triển kinh tế tập thể,…
Ông Cảnh cho biết, để phát huy tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 tốt hơn, các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh phải được giải quyết đồng bộ và là nhiệm vụ thường xuyên của cả hệ thống chính trị và nhân dân của tỉnh Long An. “Trước hết phải khơi dậy tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường vươn lên làm giàu của nông dân…”, ông Cảnh chia sẻ.
Theo: Trần Đáng/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn