00:18 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông nghiệp đứng “bên lề” trong thu hút FDI

Thứ hai - 01/08/2016 03:22
Trong 79 dự án mới thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vào đầu năm 2016, duy nhất chỉ có 1 dự án đầu tư vào nông nghiệp. Là “thủ phủ” nông nghiệp, thủy sản của cả nước, điều này cho thấy nền nông nghiệp ĐBSCL chưa đủ hấp dẫn mời gọi đầu tư.

Chưa có chính sách cụ thể

Điều đáng tiếc trong thu hút FDI vùng ĐBSCL chỉ có duy nhất 1 dự án của Nhật đầu tư vào nông nghiệp với số vốn đăng ký là 68.000 USD.

“Ngược lại, 30% dự án là về da giày và may mặc do nhà đầu tư đón trước lợi thế từ các hiệp định, nhất là TPP mang lại. Nhưng da giày và may mặc không phải là lợi thế của ĐBSCL và ít được các địa phương mời gọi đầu tư. Ở đây có sự chênh lệch giữa công tác xúc tiến với lợi ích của nhà đầu tư. Chúng ta chỉ mới kêu gọi trong chế biến, nhưng theo phân loại thì đây là chế biến công nghiệp, còn chế biến trong trồng trọt và chăn nuôi chưa có”, ông Nguyễn Phương Lam, Phó giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) nhận xét.

Điều nhận thấy là một số địa phương có kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp nhưng chưa có giải pháp, chính sách nào cho nhà đầu tư. Theo ông Lam, chính sách về hạn điền (tích tụ đất đai) cho phép tích tụ chỉ vài hécta, trong khi nhà đầu tư nước ngoài mạnh về công nghệ, cần diện tích đất lớn để đưa máy móc thiết bị vào làm nông nghiệp nên chỉ vài hécta họ không thể sử dụng được máy móc. Vì vậy, hạn chế trong quy định của Luật Đất đai không thể phát triển nông nghiệp công nghệ cao như mong muốn của nhiều địa phương.

“Đến giờ, Chính phủ và các địa phương muốn thu hút FDI vào nông nghiệp nhưng không có chính sách cụ thể đặc biệt là hỗ trợ về rủi ro cho họ. Nếu không giải quyết việc này và sửa chính sách hạn điền thì nông nghiệp ĐBSCL ngày càng tụt hậu”, ông Lam nói.

Nong nghiep dung “ben le” trong thu hut FDI - Anh 1

ĐBSCL kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp nhưng chưa có chính sách cụ thể.

Tại TP Cần Thơ, nhiều năm qua địa phương này đã kêu gọi đầu tư vào 3 dự án nông nghiệp công nghệ cao tập trung xây dựng tại huyện Cờ Đỏ và huyện Thới Lai với tổng vốn đầu tư 44,1 triệu USD. 3 dự án nhằm cung cấp cây giống chuẩn, nguồn giống thủy sản nước ngọt cũng như các giống hoa, cây kiểng, chim, cá cảnh với công nghệ cao, cũng là nơi nhân và sản xuất lúa nguyên chủng, giống xác nhận (lúa thơm đặc sản, lúa chất lượng cao) và thủy sản nước ngọt cho toàn vùng ĐBSCL.

Ông Nguyễn Ngọc Hè, Giám đốc Sở NN&PTNT TP Cần Thơ nhìn nhận: “Gần 2 năm qua kêu gọi đầu tư vào 3 dự án trên nhưng chỉ có doanh nghiệp đến tìm hiểu rồi ra về...”.

Tìm lợi thế để mời gọi đầu

Theo dự báo của TS Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ, kinh tế vùng ĐBSCL trong thập kỷ tới dự báo tăng trưởng bằng với tăng trưởng chung của cả nước do cơ sở hạ tầng được cải thiện, môi trường kinh doanh năng động, chi phí lao động thấp, nền tảng nông nghiệp vững chắc… nên không gian cho FDI còn rất lớn. Những ngành có triển vọng thu hút FDI là nông nghiệp, công nghệ sinh học, cơ khí nông nghiệp, may mặc, giày dép, đồ gỗ, công nghệ thông tin, khách sạn - du lịch, logistics....

Còn Giám đốc Sở NN&PTNT Cần Thơ cho rằng, một trong những nguyên nhân làm các nhà đầu tư ngại rót vốn vào nông nghiệp trong vùng là do đặc thù ngành này chịu ảnh hưởng thời tiết, giá cả bấp bênh, rủi ro cao.

“Để cải thiện tình trạng này, TP đang hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng đường, đèn, hệ thống điện đầy đủ như 1 khu công nghiệp nhưng để thu hút vào lĩnh vực nông nghiệp”, ông Hè thông tin.

Tỉnh đi đầu trong thu hút FDI vào nông nghiệp trong vùng là Đồng Tháp. Từ nhiều năm nay, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đã đẩy mạnh việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giúp nhà đầu tư an tâm. Năm 2014, Tập đoàn Phát triển nông thôn Hàn Quốc (KRC) và UBND tỉnh Đồng Tháp đã ký thỏa thuận hợp tác công - tư (PPP) trong lĩnh vực nông nghiệp.

Theo thỏa thuận này, KRC chịu trách nhiệm huy động các nguồn vốn ODA từ Hàn Quốc và các quỹ đa phương để cung cấp toàn bộ thiết bị, cơ giới hóa toàn bộ 20.000ha đất lúa tại Đồng Tháp. Từ sự hợp tác này cho thấy, việc kêu gọi vốn FDI trong nông nghiệp không khó nếu địa phương biết thế mạnh và có phương án tái cơ cấu hợp lý để kêu gọi đầu tư.

Ngoài dự án trên, đến nay đã có 20 dự án trong và ngoài nước được tỉnh Đồng Tháp cấp giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

ĐBSCL kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp nhưng chưa có chính sách cụ thể.

Văn Vĩnh - Như Anh
theo CAND

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: đầu tư, nông nghiệp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 317

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 314


Hôm nayHôm nay : 26534

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 586804

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70814119