17:48 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam: Lấp “khoảng trống” cơ chế chính sách

Thứ năm - 21/08/2014 23:26
Tại Việt Nam, loại hình dịch vụ môi trường hầu như còn bỏ ngỏ, chưa nhận được nhiều sự quan tâm và định hướng phát triển. Trong khi đó, xanh hóa nền kinh tế đang được đưa lên hàng đầu của chiến lược phát triển bền vững...
DVMT ở nước ta vẫn chủ yếu hoạt động với sự hỗ trợ của Nhà nước

DVMT ở nước ta vẫn chủ yếu hoạt động với sự hỗ trợ của Nhà nước

Phát triển… lệch

Theo số liệu của Bộ Công Thương, năm 2012, cả nước hiện có 3.982 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ về môi trường (DVMT). 13 tỉnh, thành phố dẫn đầu về số lượng doanh nghiệp môi trường là thành phố Hà Nội (1.258 doanh nghiệp), tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh (1.025 doanh nghiệp)... Chỉ tính riêng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã có tới 2.283 doanh nghiệp thực hiện DVMT, chiếm 60,57% tổng số doanh nghiệp trong phạm vi cả nước.

Tuy nhiên, những doanh nghiệp này chủ yếu tập trung ở khu vực các thành phố lớn, còn hiều tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc, khu vực Tây Nguyên, khu vực Tây Nam Bộ gần như không có doanh nghiệp thực hiện dịch vụ về quan trắc, phân tích môi trường; dịch vụ thiết kế, chế tạo, xây dựng hệ thống xử lý chất thải... Địa bàn hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ môi trường  không phụ thuộc vào vị trí phân bố. Doanh nghiệp thực hiện DVMT ở các tỉnh, thành phố lớn còn đa dạng về loại hình hoạt động, gồm cả doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh... Trong khi đó, ở các địa phương còn lại, doanh nghiệp môi trường chủ yếu là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên môi trường đô thị hoặc Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Quy mô của các doanh nghiệp từ các tỉnh, thành này cũng chỉ được xếp vào loại vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, ít có doanh nghiệp lớn. Theo số liệu điều tra khảo sát tại 493 doanh nghiệp cho thấy, vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp trung bình là hơn 35 tỉ/đơn vị. Ngoài ra, trong các doanh nghiệp DVMT thuộc tỉnh chưa có doanh nghiệp nào có khả năng cung cấp tất cả các loại hình dịch vụ; các doanh nghiệp có khả năng cung cấp từ 2 loại hình dịch vụ trở lên chỉ có ở các thành phố như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng…

Thiếu hành lang pháp lý

Đánh giá chung về “bức tranh” dịch vụ môi trường ở nước ta hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng, hầu như vắng bóng các doanh nghiệp nhà nước về DVMT để giải quyết những vấn đề lớn của quan trọng của đất nước. Doanh nghiệp trong nước còn hạn chế về khả năng tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi khoa học công nghệ tiên tiến, thông tin và khả năng tiếp cận thị trường so với doanh nghiệp nước ngoài. Chất lượng cung ứng dịch vụ của một số doanh nghiệp chưa cao, tư vấn chưa sát với thực tiễn là nguyên nhân chính làm chậm tiến độ thực hiện hợp đồng DVMT. Bên cạnh đó, hiện chúng ta chưa có quy định rõ ràng về điều kiện cấp phép hành nghề DVMT từ đó dẫn tới việc thiếu cơ chế khuyến khích, tạo thị trường cho các doanh nghiệp DVMT hoạt động. Mức phí chưa quy định cụ thể cũng là nguyên nhân làm chậm sự phát triển của loại hình dịch vụ này. Một số lĩnh vực Nhà nước vẫn phải hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động tạo ra một sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp có vốn Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.

Đứng trước những thực trạng này, và để hoàn thiện, “lấp” đi những “khoảng trống” còn thiếu, nhằm tạo ra một khung chính sách đầy đủ với những quy định cụ thể tạo điều kiện cho DVMT phát triển, vừa qua, Bộ TN&MT đã tổ chức hội thảo tiếp thu những ý kiến nhằm góp ý cho dự thảo khung chính sách và pháp luật phát triển DVMT trình Thủ tướng phê duyệt. Để phát triển DVMT trong thời gian tới, các đại biểu đã đề xuất một số nhóm giải pháp như quy hoạch, phát triển mạng lưới doanh nghiệp môi trường. Thực hiện các chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp DVMT. Ban hành các quy định đơn giản thủ tục hành chính đồng thời  cũng cần rà soát ban hành các quy định pháp luật về điều kiện hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực DVMT, công tác thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp cũng phải được đẩy mạnh. Việc tăng cường đào tạo, hỗ trợ các doanh nghiệp DVMT nâng cao năng lực lập dự án đầu tư, phương án kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu của tổ chức tín dụng khi thẩm định hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp... 

Nguyễn Cường

Theo monre.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 252

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 251


Hôm nayHôm nay : 41569

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 525774

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70753089