14:05 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển, gìn giữ thương hiệu “Gà đồi Yên Thế”

Thứ bảy - 09/05/2015 04:25
Sau khi được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “Gà đồi Yên Thế” từ năm 2011 đến nay, tổng đàn gia cầm của huyện luôn phát triển và giữ ổn định quy mô đàn từ 4,5-5 triệu con. Trong đó, mỗi năm, nhân dân trên địa bàn huyện xuất bán từ 13-15 triệu con gia cầm thương phẩm với trị giá sản xuất dao động từ 1.300-1.500 tỷ đồng/năm.

Những thành quả ban đầu từ việc công nhận thương hiệu

 

Các đoàn tham quan đến thực địa tại một mô hình chăn nuôi gà đồi trên địa bàn huyện Yên Thế (Ảnh: Y.T)


Với 2 giống chủ lực là Ri lai và Mía lai, gà đồi Yên Thế được biết đến với ngoại hình đẹp, chất lượng thịt thơm ngon, được chăn thả dưới tán cây rừng và cây ăn quả, theo quy trình chăn nuôi sinh học.

 

Theo Chủ tịch UBND huyện Lưu Xuân Vượng, trong năm 2012, thương hiệu “gà đồi Yên Thế” đã được chứng nhận là “sản phẩm tin cậy” trong khảo sát “Sản phẩm tin cậy, dịch vụ hoàn hảo, nhãn hiệu ưa dùng năm 2012”; tháng 4/2013, đạt danh hiệu “Thương hiệu tin dùng thủ đô”; tháng 9/2014, được vinh danh Top 50 “Thương hiệu – nhãn hiệu nổi tiếng năm 2014” và vừa mới đây vinh dự là 1 trong 4 sản phẩm thực phẩm Việt Nam lọt vào danh sách nhận Cúp chứng nhận “Sản phẩm, thực phẩm tốt nhất Đông Nam Á”… Những danh hiệu này càng củng cố lòng tin của người tiêu dùng và giúp thương hiệu “gà đồi Yên Thế” ngày càng phát triển.

Thời gian qua, phong trào chăn nuôi gà đồi tại huyện đã được phát triển mạnh ở hầu hết các xã, thị trấn. Số lượng hộ chăn nuôi từ 1.000 con trở lên đã có trên 1.000 hộ, cá biệt có nhiều hộ nuôi từ 5.000 đến 8.000 con/lứa và nhiều lứa/năm. Thêm nữa, tốc độ tăng trưởng quy mô tổng đàn bình quân mỗi năm từ 25-30% càng thúc đẩy nhiều loại hình dịch vụ liên quan phát triển. Hiện, trên địa bàn huyện có trên 505 tổ liên gia, 34 cơ sở chuyên tổ chức ấp nở và cung ứng con giống gà thương phẩm, khoảng trên 70 hãng với trên 150 đại lý chuyên cung cấp thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi. Thống kê của UBND huyện cũng chỉ rõ, tính đến giữa tháng 1/2015, đã có trên 137 thương nhân (trong đó riêng huyện có 42 thương nhân) thường xuyên tổ chức các dịch vụ thu mua và tiêu thụ sản phẩm gà đối Yên Thế đến các thị trường lớn trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh: Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, TP Hà Nội, Đà Nẵng, Sơn La, Hòa Bình…

Không chỉ là nơi thu hút nhiều đoàn tham quan, học hỏi kinh nghiệm trong nước, trong vài năm trở lại đây, Yên Thế còn trở thành địa chỉ tin cậy cho một số đối tác nước ngoài tới học tập kinh nghiệm về phát triển thương hiệu “Gà đồi Yên Thế”. Trong đó, địa phương đã đón 3 đoàn của Lào, 1 đoàn của Ethiopia đến học tập kinh nghiệm. Huyện cũng được đón đoàn Bộ trưởng Bộ Kinh tế của các nước ASEAN tới tham quan, 2 lần được Bộ Nông nghiệp và Phát triển chăn nuôi cùng Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam lựa chọn là điểm đăng cai “Hội thảo phát triển chăn nuôi gà đồi bền vững” thu hút hàng trăm nhà khoa học, nhà quản lý tới tham dự…

Phát triển bền vững, gìn giữ thương hiệu

Trao đổi với phóng viên báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Chánh văn phòng UBND huyện Đinh Công Hưng cho biết, việc được công nhận thương hiệu “gà đồi Yên Thế” suốt thời gian qua là một thành công lớn của huyện. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải củng cố và giữ vững cũng như phát triển thương hiệu. Đây luôn là nội dung được Huyện ủy, UBND huyện đặc biệt quan tâm. Đáng chú ý, huyện đã tập trung triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để làm tốt nội dung công tác này. 

Thứ nhất, làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh và kiểm dịch. Trong đó, thực hiện hiệu quả tiêm phòng vacxin, cụ thể: Năm 2012, tiêm phòng vacxin cúm 1,2 triệu liều; các vacxin khác 3,5 triệu liều; tiến hành kiểm dịch đối với “gà đồi Yên Thế” đi các tỉnh khác 3.100 chuyến, trong tỉnh 938 chuyến. Năm 2013, tiêm phòng vacxin cúm H5N1 cho 1,15 triệu liều và vacxin khác được 3,5 triệu liều. Năm 2014, tiêm phòng vacxin cúm H5N1 cho 1,4 triệu và trên 20 triệu liều với các vacxin khác. Cùng với triển khai tiêm phòng, huyện cũng tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường chăn nuôi cùng như phát triển quy mô đàng theo từng mùa vụ nên đàn gia cầm luôn sinh trưởng và phát triển tốt.

Thứ hai, chú trọng tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Hàng năm, huyện đều dành một phần kinh phí hỗ trợ và chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức lồng ghép các chương trình dự án tổ chức được hàng trăm lớp tập huẩn chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi gia cầm. Bình quân mỗi năm tổ chức tập huấn cho hộ sản xuất, từ 150 -200 lớp cho 6.000 -10.000 lượt người tham dự đồng thời tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về một số loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi và các biện pháp phòng trừ dịch cho cán bộ khuyến nông, thú y, các hộ chăn nuôi gà quy mô lớn, các đại lý kinh doanh thuốc y, thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện… qua đó, nâng cao nhận thức góp phần tích cực thúc đẩy phát triển chăn nuôi bền vững.

Thứ ba, quan tâm tạo lập thị trường và quảng bá sản phẩm. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, huyện đã liên tục triển khai thực hiện việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: VTC14, VTV1, VTV2, VTC16, VCTV9 cùng nhiều tạp chí lý luận chính trị kinh tế… Đặc biệt, huyện đã mở trang thông tin điện tử www.gadoiyenthe.gov.vn nhằm quảng bá rộng rãi thương hiệu “gà đồi Yên Thế”…

Huyện đã chỉ đạo các cơ sở giết mổ gia cầm tập trung ký kết hợp đồng tiêu thụ gà đồi qua chế biến với Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), Công ty TNHH Sài Gòn Co.op Hà Nội, Công ty Phát triển Cộng đồng VINA Hà Nội… và một số cơ sở khác theo đơn đặt hàng. Đồng thời, thường xuyên tham gia các Hội chợ thương mại và nông nghiệp…

Tiếp tục tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, thương nhân tại huyện và Hà Nội ký hợp đồng liên kết thu mua, tiêu thụ sản phẩm gà đồi Yên Thế…

Đối với thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng năm, tổng lượng gà đồi tiêu thụ ra thị trưòng từ 13-15 triệu con, tương đương 22.000-25.000 tấn. Trong đó, gà qua giết mổ tại Yên Thế khoảng trên 1 triệu con, chủ yếu tiêu thụ cho thị trường Hà Nội, còn lại là tiêu thụ ở các thị trường khác như: Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An…

Do làm tốt công tác quảng bá sản phầm gà đối Yên Thế trên các phương tiện thông tin đại chúng, cùng với sự vào cuộc tích cực của chính phủ trong việc ngăn chặn gà nhập lậu và sự quan tâm của UBND tỉnh Bắc Giang, kết hợp giá gà trong nước tăng cao nên tổng lượng sản phẩm “gà đồi Yên Thế” tiêu thụ tăng đều qua các năm.

Thứ tư, đầu tư hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng xây dựng các mô hình, chuỗi liên kết hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ gà đồi; thực hiện các Đề án hỗ trợ phát triển sản xuất cũng như trích một phần kinh phí từ nguồn kinh phí sự nghiệp dành riêng cho công tác phát triển thương hiệu “gà đồi Yên Thế”…

Trong thời gian tới đây, cấp ủy và chính quyền địa phương trên địa bàn huyện Yên Thế tiếp tục chăm lo, phát triển thương hiệu “gà đồi Yên Thế” bền vững theo hướng tái cơ cấu giống trong phát triển chăn nuôi gà đồi, tái cơ cấu đối tượng chăn nuôi, phương thức chăn nuôi cũng như thị trường tiêu thụ ; tập trung thu hút đầu tư, củng cố các loại hình dịch vụ gà đồi Yên Thế cũng như làm tốt hơn nữa việc tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại để sản phẩm dến rộng rãi hơn với cộng đồng trong nước và quốc tế./.
 

Nguồn: dangcongsan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 165

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 163


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 323306

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73370277