04:29 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phê duyệt Đề án: Tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản

Thứ hai - 04/03/2013 08:02
Đến năm 2020, khoảng 40% tàu cá khai thác hải sản trên biển hoạt động theo các mô hình liên kết. Số vụ tàu cá bị thiệt hại do thiên tai, rủi ro trên biển giảm xuống dưới 75% so với năm 2011...
Phê duyệt Đề án: Tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản

Phê duyệt Đề án: Tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số375/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản.

 

Mục tiêu của đề án là đến năm 2020, cơ bản hoàn thành việc tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản phù hợp với từng nhóm nghề, từng ngư trường nhằm nâng cao hiệu quả và thu nhập của ngư dân, đồng thời hướng đến phát triển thành ngành công nghiệp khai thác hải sản hiệu quả và bền vững.

Cụ thể, đến năm 2020, khoảng 40% tàu có khai thác hải sản trên biển hoạt động theo các mô hình liên kết. Trong đó, 90-100% tàu cá hoạt động ở vùng khơi tổ chức sản xuất theo mô hình có tàu dịch vụ hậu cần nghề cá trên ngư trường. 100% tàu cá khai thác hải sản vùng khơi được cung cấp bản tin dự báo ngư trường hạn ngắn (7-15 ngày/bản tin).

Đề án cũng đưa ra mục tiêu đến năm 2020 giảm tổn thất sau thu hoạch xuống dưới 10%; giảm số vụ tàu cá bị thiệt hại do thiên tai, rủi ro trên biển xuống dưới 75% so với năm 2011.

Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ của đề án là tổ chức, sắp xếp lại tàu thuyền khai thác hải sản vùng biển ven bờ và vùng lộng theo quy hoạch của ngành và của từng địa phương; xây dựng, phát triển các mô hình liên kết, liên doanh, gắn kết các khâu trong quá trình sản xuất, từ khai thác, bảo quản đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm, phù hợp với từng nghề, từng địa phương; đẩy mạnh phân cấp quản lý tàu cá khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng cho các địa phương; phát triển mô hình tổ chức đồng quản lý nghề cá vùng biển ven bờ.

Đối với sản xuất trên vùng biển khơi, trên cơ sở số liệu điều tra nguồn lợi hải sản ở vùng khơi, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển tàu cá; xác định số lượng tàu cá khai thác tối đa trên từng vùng biển, theo nhóm nghề, đối tượng khai thác. Đồng thời, tổ chức lại công tác quản lý khai thác hải sản vùng khơi theo hạn ngạch; xây dựng và nhân rộng các mô hình tổ chức sản xuất hợp tác xã, tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển...

Bên cạnh đó, tổ chức lại dịch vụ hậu cần trên bờ, nhất là khâu thu mua, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm theo hướng phát triển các Hợp tác xã, tổ hợp tác kinh doanh thủy sản và dịch vụ hậu cần, tạo mối liên kết chia sẻ lợi ích giữa ngư dân khai thác với tổ chức, doanh nghiệp thu mua, cung cấp dịch vụ tại cảng cá, bến cá...

Quốc Hà
chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 292

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 290


Hôm nayHôm nay : 29782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 547284

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70774599