Hiện tại, Quảng Bình có 12 cơ sở trồng trọt ứng dụng CNC trong sản xuất với tổng diện tích khoảng 100ha.
Trong đó, có 3 cơ sở chăn nuôi ứng dụng đồng bộ CNC trong sản xuất. Nhiều trang trại chăn nuôi áp dụng CNC trong một số công đoạn như chăn nuôi trong chuồng lạnh, bán tự động trong các khâu cung cấp thức ăn, nước uống…
Mô hình sản xuất nông nghiệp CNC ở TP Đồng Hới (Quảng Bình) |
Lĩnh vực thuỷ sản có 3 doanh nghiệp nuôi tôm trên cát có ứng dụng CNC, trong đó có 2 doanh nghiệp có chứng nhận của Bộ NN-PTNT.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp CNC của Quảng Bình vẫn còn nhiều hạn chế, như số cơ sở sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC chưa nhiều, chưa đa dạng, chủ yếu trong lĩnh vực trồng trọt; chưa có quy hoạch vùng, khu sản xuất tập trung gây khó khăn trong việc liên kết và đầu tư phát triển sản xuất quy mô lớn. Sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC còn ít, chưa đa dạng về chủng loại, chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh, chưa có nhiều sản phẩm xuất khẩu…
Theo ông Lê Chí, Phó Giám đốc Cty TNHH Nông nghiệp CNC Tuệ Long, khó khăn đang tập trung ở khâu phát triển quỹ đất và quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC tập trung.
Để Quảng Bình tạo được đà trong phát triển nông nghiệp CNC, tỉnh có định hướng phát triển sản nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
“Tỉnh sẽ xây dựng và ban hành các tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch trên địa bàn. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, từng bước hình thành thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC ở Quảng Bình”, ông Trần Công Thuật, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho hay.
Theo Tâm Phùng/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn