13:00 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quy hoạch nông nghiệp đến năm 2020, định hướng 2030: Tạo những vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn

Thứ ba - 17/07/2012 05:18
Sản xuất tập trung, khai thác đúng thế mạnh, ứng dụng công nghệ cao, an toàn thực phẩm gắn với thị trường hàng hóa. Đó là mục tiêu đề ra trong Quy hoạch phát triển nông nghiệp vừa được UBND TP phê duyệt.
Tập trung vào các thế mạnh 
 
Theo Quy hoạch, đến năm 2020, Hà Nội sẽ có 92.000ha lúa, năng suất 60 tạ/ha, sản lượng khoảng 920.000 tấn. Vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao khoảng 40.000ha (chiếm khoảng 43% diện tích canh tác lúa). Thành phố sẽ phát triển diện tích trồng ngô thành 23.000ha; 34.000ha rau, đậu, thực phẩm; 31.000 - 33.000ha cây đậu tương. Các loại cây này tập trung chủ yếu ở các huyện Phú Xuyên, ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Thường Tín. Riêng cây chè ổn định diện tích khoảng 2,7 - 3.000ha. 
 
Mục tiêu đến năm 2020, tăng trưởng bình quân GDP 1,5 - 2,0%/năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trưởng 1,85%/năm. Tỷ trọng kinh tế nông nghiệp trong GDP thành phố khoảng 2 - 2,5%. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp: trồng trọt 34,5%; chăn nuôi 54%; thủy sản 11,5%. Giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp đạt 340 triệu đồng.
Cây ăn quả đến năm 2020 khoảng 17.000ha, sản lượng đạt 260.000 tấn. Thành phố sẽ tập trung phát triển đa dạng các loại cây ăn quả, trong đó ưu tiên phát triển các loại cây có giá trị kinh tế cao, lợi thế như: bưởi Diễn, cam Canh, nhãn chín muộn, chuối nuôi cấy mô... Thành phố sẽ xây dựng các vùng trồng hoa, cây cảnh tại một số xã của các huyện Từ Liêm, Mê Linh, Đông Anh, Đan Phượng, Gia Lâm… Đồng thời từng bước hiện đại hóa các vùng sản xuất hoa định hướng xuất khẩu quy mô 50ha/vùng tại các huyện Mê Linh, Từ Liêm và Đan Phượng.
 
Về chăn nuôi, đến năm 2020, Hà Nội tập trung phát triển các loại gia súc, gia cầm theo hướng trang trại, công nghiệp, bán công nghiệp, chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư gắn với các cơ sở giết mổ, chế biến và xử  lý chất thải, đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Trong đó, đàn lợn dự kiến khoảng 1,4 - 1,5 triệu con, sản lượng 330.000 - 340.000 tấn. Đàn bò khoảng 170.000 - 175.000 con, trong đó bò thịt 155.000 con, bò sữa 20.000 con. Gia cầm ổn định khoảng 15 triệu con, sản lượng 66.000 tấn…
 
Về lâm nghiệp, diện tích đất lâm nghiệp có rừng đến năm 2020 là 26,7 nghìn héc ta, nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 8%. Với lĩnh vực thủy sản, đến năm 2020 có khoảng 22,5 nghìn héc ta, năng suất nuôi trồng tập trung bình quân 17,5 tấn/ha, tổng sản lượng khoảng 212.000 tấn.
 
Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ
 
Trên cơ sở mục tiêu và kết quả giai đoạn 2011 - 2020, từ giai đoạn 2020 - 2030, Thành phố tiếp tục tăng nhanh diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tăng nhanh nông sản qua chế biến để nâng cao giá trị gia tăng. Thành phố tập trung công nghệ hóa hoàn toàn lĩnh vực chăn nuôi gia súc gia cầm, phấn đấu không còn chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư.
 
Phát triển nông nghiệp gắn với hình thành vành đai xanh, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh quy mô lớn như: Vùng sản xuất rau sạch, lúa chất lượng cao, cây ăn quả, hoa, cây cảnh gắn với hệ thống phân phối tiện lợi cho người dân. Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn.
 
Để thực hiện đúng mục đích, hiệu quả của Quy hoạch, dự kiến tổng vốn đầu tư đến năm 2020 khoảng trên 60.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách khoảng 23.000 tỷ (chiếm 38%), ngoài ra còn nguồn vốn đầu tư phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản. Thành phố sẽ tập trung xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp, dồn điền đổi thửa, đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. Nâng cao năng lực, hiệu quả các dịch vụ phát triển nông nghiệp như khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước các cấp về lĩnh vực nông nghiệp. Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án trọng tâm. Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất như thủy lợi, giao thông nội đồng. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong canh tác, chăn nuôi; gắn với giải pháp về thị trường.
 
Theo ktdt
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 200

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 199


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1008056

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72690765