12:35 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tân Hiệp A tăng tốc về đích

Thứ năm - 28/03/2013 23:03
Xã điểm Tân Hiệp A (huyện Tân Hiệp) đang trên đà chạy nước rút nhằm hoàn thành các tiêu chí còn lại để sớm trở thành xã NTM đầu tiên của tỉnh Kiên Giang ngay trong năm 2013 này.

Đời sống không thua kém đô thị

Tân Hiệp A từ lâu đã trở thành xã điển hình về phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng đời sống vật chất văn hóa không chỉ của huyện Tân Hiệp mà còn của tỉnh Kiên Giang. Một số ấp trong xã đã trở nên nổi tiếng cả nước, với thành tích rất đặc biệt. Chẳng hạn như ấp Kênh 5A đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3 trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa giai đoạn 2009-2010.

Đa số bà con trong ấp là đồng bào theo đạo công giáo. Toàn bộ các thiết chế văn hóa, cầu, đường, bờ kè sông đến các công trình công cộng đều do chính người dân trong ấp quyên góp xây dựng. Bộ mặt nông thôn khang trang, sạch đẹp đáng để các địa phương khác học tập và mơ ước. Các ấp khác cũng đều phát triển tương tự. Điều đặc biệt là tất cả những việc làm này đều được người dân ý thức thực hiện từ trước, nên khi có Chương trình xây dựng NTM càng thôi thúc họ quyết tâm làm mạnh hơn.

Ông Đinh Viết Ty, Trưởng Ban lãnh đạo ấp Kênh 5A, phấn khởi cho biết: “Toàn ấp có 387 hộ dân thì hơn phân nửa là hộ giàu, 40% hộ khá giả; 70% số hộ trong ấp có có nhà xây kiên cố”. Người dân Kênh 5A từ lâu đã được biết đến là siêng năng cần cù lao động và đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển. Toàn bộ tuyến đường từ QL 80 vào trong ấp dài hơn 10 km đều được đổ bê tông theo chuẩn NTM, xe ôtô đi lại dễ dàng. Hai bên bờ sông được làm bờ kè chắc chắn, đẹp mắt, cống máng bơm tưới cũng được kiên cố hóa.


Giao thông nông thôn ở xã Tân Hiệp A do người dân đóng góp xây dựng

Điều đặc biệt là toàn bộ các công trình này phần lớn người dân tự bỏ tiền túi ra xây dựng, chỉ một số ít là nhà nước cho vay hỗ trợ lãi suất. Nếu tính tổng số tiền dân bỏ ra cũng hơn 8 tỉ đồng. Đóng góp nhiều nhưng người dân ai cũng cảm thấy vui vẻ, với suy nghĩ đơn giảm là mình làm, mình hưởng lợi.

Ông Nguyễn Viết Đan, một người dân trong ấp tâm sự: “Hàng xóm láng giềng làm đường cho mình đi lại thuận tiện mà đường trước cửa nhà mình lầy lội là áy láy lắm, không làm không được. Thế là cứ nhà này làm trước, nhà kế bên tiếp tục làm theo, chẳng cần phải ai đi vận động. Làm được những công trình như thế này chúng tôi rất phấn khởi, cảm thấy hài lòng, không chỉ mình hưởng mà còn cả cho thế hệ mai sau”.

Người dân trong xã Tân Hiệp A chủ yếu sống bằng SXNN là chính: mỗi năm 2 vụ lúa, chăn nuôi và trồng rau màu. Một số sản phẩm nông nghiệp của xã từ lâu đã trở nên nổi tiếng khắp vùng như rượu nếp Kênh 5A, rau cần nước Kênh 3A… Chính quyền địa phương đang tập trung xây dựng thương hiệu cho những sản phẩm này, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân. Đời sống khá lên, người dân lại bỏ công, góp của cùng chính quyền xây dựng NTM.

Nhiều ấp, sau khi cùng nhau góp vốn xây đường, người dân lại tự bỏ tiền làm hệ thống đèn chiếu sáng công cộng. Đêm ở quê sáng như ở phố. Cả chục năm nay, từ 6h tối đến 6h sáng, nhiều ấp trong xã đều sáng lung linh trong ánh đèn cao áp. Và tiền điện chiếu sáng cũng do dân tự đóng góp, mỗi hộ 15-20 ngàn đồng/tháng.

Nông dân xã Tân Hiệp A bây giờ cũng không còn cảnh châm lấm tay bùn, con trâu đi trước cái cày theo sau như trước nữa. Phần lớn các khâu trong SX đều đã được cơ giới hóa: làm đất bằng máy cày, bơm tưới tập thể bằng môtơ điện, phun xụt thuốc bằng máy đẩy trên xuồng, thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp. Lúa mang về nhà cũng không còn phải “trông mưa, trông nắng”, bởi nhà nhà đều có lò sấy. Ở nông thôn nhưng đời sống người dân cũng chẳng thua kém gì đô thị, nhà cửa khang trang, gắn máy lạnh, tiện nghi đầy đủ.

Chờ ngày công nhận

Ông Phạm Văn Hải, Chủ tịch UBND xã Tân Hiệp A, cho biết, ngay sau khi được chọn là xã điểm của tỉnh, Ban chỉ đạo xã đã bắt tay vào xây dựng đề án thực hiện, tổ chức lễ ra quân xây dựng NTM ở xã và 6/6 ấp trực thuộc. Tuyên truyền sâu rộng đến người dân, phân vai, phân việc cho từng thành viên từ xã, ấp đến tận hộ gia đình. Nhờ đó, các chỉ tiêu về xây dựng NTM được thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả thiết thực.

Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt. Năm 2012, thu nhập bình quân đầu người trong xã đạt 36,2 triệu đồng, tăng 7,2 triệu đồng/người so với cùng kỳ năm trước. Theo ông Hải, nhìn chung các phần việc mà người dân cần phải làm trong xây dựng NTM (phát triển SX, xây dựng giao thông nông thôn, nhà cửa, công trình phụ, làm hàng rào, sân phơi, vệ sinh môi trường…) đã được thực hiện rất tốt.Chỉ chờ sự đầu tư hỗ trợ của nhà nước, các nhà hảo tâm nhằm hoàn thành những công trình còn lại để được công nhận là xã NTM.

Theo ông Nghĩa, trong năm 2012, nhiều xã trong huyện đã đạt thêm được các tiêu chí quan trọng. Cụ thể, Thạnh Đông A đã hoàn thành 15 tiêu chí; Tân Hiệp B, Tân Hòa, Tân An đạt 14 tiêu chí; Tân Hội đạt 13 tiêu chí; Thạnh Đông B đạt 12 tiêu chí; Tân Thành, Thạnh Trị đạt 11 tiêu chí. Các tiêu chí chưa đạt cũng đã hoàn thành từ 50% khối lượng công việc trở lên.

Ngoài xã Tân Hiệp A đang được các ngành chức năng đánh giá, xem xét công nhận là xã NTM trong quý II này, Tân Hiệp phấn đấu đến hết năm 2013 sẽ có thêm 3 xã nữa là Thạnh Đông A, Tân Hiệp B, Tân Hòa đạt 19/19 tiêu chí NTM và đến năm 2015 sẽ có 8/10 xã, thị trấn hoàn thành các tiêu chí để trở thành huyện NTM.

Cụ thể như trường học trên địa bàn xã đã có 1/4 trường đạt chuẩn quốc gia, còn lại 3 trường là Tân Hiệp A2, A3 và Thạnh Quới chưa đạt chuẩn. UBND xã đã vận động và kêu gọi người dân đóng góp để bơm cát san lấp nền, giao mặt bằng cho cơ quản chủ quản đầu tư xây dựng.

Về cơ sở vật chất văn hóa, xã đã xây dựng được Trung tâm Văn hóa - Thể thao, nhưng cần đầu tư thêm các phòng chức năng, thiết bị để đạt chuẩn, với khoản kinh phí khoảng 1 tỉ đồng, hiện đang chờ nguồn vốn của Sở VH-TT- DL và UBND tỉnh kêu gọi đầu tư (xã hội hóa) để hoàn thành các công trình trên. Nhà máy nước sạch cho cụm dân cư xã cũng đã được Trung tâm NS-VSMTNT (Sở NN-PTNT) thẩm định, nhận mặt bằng để liên kết thi công với kinh phí khoảng 1 tỉ đồng. “Chúng tôi đang mong mỏi các công trình này được hoàn thành để Tân Hiệp A được công nhận là xã NTM trong thời gian sớm nhất”, ông Hải nói.

Ông Nguyễn Minh Nghĩa, Phó trưởng phòng NN-PTNT Tân Hiệp, đánh giá: “Đến hết quý I/2013, Tân Hiệp A đã có 16 tiêu chí đạt “cứng” (tức hoàn thành 100%), còn lại 3 tiêu chí là: Trường học, cơ sở vật chất văn hóa và môi trường chưa được công nhận. Đây là những tiêu chí cần có sự đầu tư từ cấp trên, chứ người dân không thể thực hiện. Chẳng hạn, để có một ngôi trường đạt chuẩn quốc gia thì Sở GD-ĐT phải cấp kinh phí xây dựng, người dân chỉ có thể tham gia bằng cách hiến đất, ngày công lao động mà thôi”.
 

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 127


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 320624

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73367595