13:27 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tập Đoàn kinh tế đứng trước những cơn gió mạnh

Thứ tư - 21/03/2012 20:52
Làm sao để các Tập Đoàn kinh tế Nhà Nước hoạt động mạnh đúng với ý đồ của Đảng và NN đã đặt ra trước khi thành lập? Trước những rối rắm và cơ chế quản lý gần như bị bất cập. Đây là vấn đề lớn cần được tổng kết đánh giá để có phương án điều chỉnh.
Tập Đoàn kinh tế đứng trước những cơn gió mạnh

Tập Đoàn kinh tế đứng trước những cơn gió mạnh

Khi đề cập đến DNNN nói chung hay Tập Đoàn kinh tế nói riêng thì chúng ta đều biết việc hình thành mô hình này được bắt đầu từ quyết định số 91 /TTg năm 1994 đến Nghị Quyết TW 3 ( khóa IX ) cho đến Nghị Quyết TW 9 ( khóa IX ) tiếp tục khẳng định việc thành lập một số Tập đoàn kinh tế mạnh do Tổng Cty NN làm nồng cốt và có sự tham gia rộng rải của các thành phần kinh tế trong nước và đầu tư của nước ngoài. Cho đến nay đã có 12 Tập Đoàn kinh tế NN được ra đời và một số Tập Đoàn kinh tế tư nhân.

Mặc dù có những ý kiến khác nhau về tính pháp lý của mô hình kinh tế Tập Đoàn  mà chính phủ thí điểm thành lập; nhưng đây là việc thuộc thẩm quyền hợp pháp của Chính Phủ. Nhưng với vai trò của mình như là thành phần kinh tế chủ đạo của NN thì DNNN luôn luôn dành được sự quan tâm của xã hội. Trước hết phải nhắc đến quan điểm chỉ đạo của TW, và phải minh bạch về quyền sở hửu chung của DNNN  Không biết phải xây dựng ra bao nhiêu cơ chế quản lý cho đủ để đảm bảo cho việc làm ăn của TĐKT tránh được sự rủi ro và thua lỗ? Vì vấn đề  chủ thể kinh doanh trong cơ chế  thị trường  có định hướng? Mà nhiều tài liệu đã đề cập khẳng định  DN NN chưa thật sự hoạt động theo cơ chế thị trường, nền kinh tế đã hội nhập, nhưng đa số DNNN vẫn chưa thật sự hội nhập, chưa có tầm nhìn toàn cầu để cạnh tranh để tìm kiếm thị trường và nguồn vốn, nhân lực và công nghệ ,lấy sự cạnh tranh về chất lượng và giá cả để tồn tại và phát triển.

Do đó về vai trò quản lý của NN cần phải tự hỏi đã chuẩn bị gì cho quản lý điều hành tập đoàn kinh tế? Đây là bước thứ hai mà trách nhiệm thuộc về các cơ quan quản lý NN cần được minh bạch. Các cơ quan quản lý NN cần xem xét có bao nhiêu cơ chế đang vận hành hiện nay đã chứng tỏ không phù hợp với sự vận hành theo cơ chế thị trường cần được phân tích để cắt bỏ nhằm tạo ra sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Cẩn bóc tách rõ ràng cơ chế xin cho và cấp phát , cơ chế định giá tài sản và cho thuê tài sản, cơ chế tài chính và tín dụng ngân hàng, đặc biệt là cơ chế đánh giá nhận xét đề bạt cán bộ lãnh đạo TĐKTNN. Định hướng phát triển kinh tế nói chung hay định hướng đầu tư những ngành nghề mang lại lợi ích cho dân sinh, nhất thiết phải có bàn tay của NN  để từng bước cơ cấu lại quản lý ở tầm vĩ mô, nhưng điều hạn chế đang vướng mắc là thiếu những chính sách thúc đẩy cụ thể nên chúng chưa kết nối một cách chặt chẽ trước lộ trình được cho là qua ba nấc: Nấc 1 là sự lảnh đạo của Đảng về phát triển TĐKT; Nấc hai là Nhà Nước thai ngén để cho DN ra đời và tạo cho nó có điều kiện để sống ; Nấc ba là Bản thân DN phải tự hoàn thiện mình theo tiêu chí đảm bảo đủ sức cạnh tranh trên thương trường trong nền kinh tế hội nhập.

Nếu theo cách tiếp cận của chúng tôi được đề cập ở phần trên thì hoạt động của các tập Đoàn kinh tế hiện nay đang gặp nhiều những thách thức; như  sự bất cập của cơ chế quản lý và cơ chế hoạt động , trước tình hình kinh tế toàn cầu đang suy thoái, đối diện với tư duy quản lý nói chung đã lạc hậu so với thời cuộc. Ngoài những TĐ làm ăn có hiệu quả như TĐ Cao su, Bưu Chính Viễn Thông , TĐ dầu khí, TĐ Than và khoán sản VN, và một số TĐ trong ngành xây dựng … thì vẫn còn một số TĐ lâm vào tình trạng bị thua lỗ dẫn đến nợ nần cao; Song đó lại gặp phải tính tư duy nhiệm kỳ về bổ nhiệm cán bộ nói chung trong đó có cán bộ lảnh đạo TĐ KT (Thường là 5 năm bổ nhiệm lại một lần , nếu xét thấy cần thì đề nghị CP quyết định kéo dài thêm thời gian);

Nguồn vốn hoạt động của TĐ kinh tế NN đều hình thành từ yếu tố vốn NN như được giao tài sản nói chung hoặc vay mượn ngân sách hoặc trái phiếu Chính Phủ , vốn vay NH , vốn do liên doanh liên kết , vốn do tích lũy trong hoạt động sản xuất kinh doanh…Trong khi cơ chế quản lý của NN chưa phân định rõ ràng và quyền tự chủ hoạt động của TĐ. Tình trạng quản lý gần như lơ lửng từ quyết định số 91 / TTg có quy định việc quản lý các DN NN  là do thủ tướng CP quản lý, nhưng trên thực tế CP với trăm công ngàn việc chung của đất nước thì làm sao TTg theo dõi nổi nếu không thiết kế ra bộ máy chuyên trách, Chưa kể những lý do khác. Ví dụ như TĐ kinh tế Vinashin khi thấy có những dấu hiệu không bình thường trong sản xuất và kinh doanh ; Sau khi xem xét lại thì đã có đến 12 đoàn Thanh Tra kiểm tra của các bộ ngành đến , trong đó có đoàn của Thanh Tra CP được TTg giao TT cái bể lắng của TĐ , những thông tin ấy không được nối kết và phân tích đầy đủ, cuối cùng không qui trách nhiệm cho ai được trước những tồn tại hiển nhiên .

Làm sao để các Tập Đoàn kinh tế Nhà Nước hoạt động mạnh đúng với ý đồ của Đảng và NN đã đặt ra trước khi thành lập? Trước những rối rắm và cơ chế quản lý gần như bị bất cập . Đây là vấn đề lớn cần được tổng kết đánh giá để có phương án điều chỉnh .

Thực hiện đầy đủ và triệt để các nguyên tắc và cơ chế thị trường đối với DN NN .

Hoàn thiện khung quản trị DNNN và có một cơ chế giám sát mang tính độc lập và hoạt động trên nguyên tắc minh bạch của TĐ mà không bị chi phối bởi quyền lực bên trên và được gắn kết với cơ chế giám sát của các cơ quan NN được áp dụng thống nhất đối với DNNN.

Từ năm 2015 trở đi Việt Nam vì đã gia nhập vào tổ chức WTO , AFTA do ký kết các hiệp định về mậu dịch tự do với các nước trong khu vực , và Nhà nước ta phải miễn thuế nhập khẩu cho hầu hết các mặt hàng nhập khẩu tư Asean , Trung Quốc , lúc đó các sản phẩm sản xuất tại VN không còn được bảo hộ thì việc cạnh tranh về chất lượng và giá cả là vấn đề sống còn của DN . Sau khi xác định đúng vai trò vị trí của từng TĐ trong từng ngành cụ thể . Đảng và NN cần tạo ra động lực mạnh mẻ để các TĐ KT NN phấn đấu trong năm mười năm nữa sẽ trở thành những DN hàng đầu trong khu vực . Có như thế thì không gian phát triển kinh tế của đất nước mới được mở rộng , các TĐ KT mới đi vào chuyên môn hóa và đầu tư chuyên sâu phát triển công nghệ , đó cũng là cách chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế .

 

                                                                                          TS  Mai Quốc Bình
KTTĐ
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 160

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 159


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1008829

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72691538