17:33 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thanh trà Phong Thu

Thứ năm - 16/01/2020 01:20
Cây thanh trà cho thu nhập ổn định và được xem là cây chủ lực của xã Phong Thu và đang dần khẳng định thương hiệu đặc sản của huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế.
08-24-17_thnh_tr_phong_thu_1
Thanh trà Phong Thu trồng theo VietGAP.

Đến nay, cây thanh trà đã được nhân rộng ở 8 thôn thuộc xã Phong Thu. Do được phù sa dòng sông Ô Lâu bồi đắp hàng năm nên cây thanh trà phát triển khá tốt. Chất lượng, sản lượng thanh trà Phong Thu có thể sánh ngang với thanh trà Thủy Biều, Hương Hồ. Nhiều hộ gia đình đã làm giàu từ cây thanh trà.

Gia đình ông Phan Xuân Hùng, thôn Huỳnh Liên là hộ có thu nhập từ thanh trà cao nhất của xã Phong Thu. Ngoài ra, ông trồng thêm nhiều giống cây ăn quả khác như bưởi da xanh, bưởi hồng, bưởi đỏ, cam, quýt… Hàng năm vườn cây của ông cho thu nhập gần 200 triệu đồng.

Theo ông Hùng, vùng đất Phong Thu rất hợp với cây thanh trà và các cây ăn quả khác. Nếu người dân chịu khó chăm bón, nắm rõ tình hình sâu bệnh, kỹ thuật trồng thì sẽ thành công.

Ông Nguyễn Bá Nam, Chủ tịch UBND xã Phong Thu cho biết, toàn xã trồng 135 ha thanh trà, trong đó có khoảng 60 ha trong thời kỳ thu hoạch, có 40 ha ra trái ổn định. Khoảng 75 ha đang trong quá trình trồng mới và kiến thiết. Tổng số hộ trồng thanh trà hơn 430 hộ, bình quân 2.200 m2/hộ (44 cây/hộ). Hộ trồng nhiều nhất 1 ha, hộ ít nhất 1 sào. Giá trị từ cây thanh trà của toàn xã ước đạt 15 tỷ đồng/năm.

UBND xã đã triển khai kế hoạch phát triển các vùng trồng thanh trà tập trung với cánh đồng mẫu lớn từ việc chuyển đổi các vùng đất trồng lồ ô, đất trống hoa màu sang trồng thanh trà với diện tích 12 ha tại 2 thôn An Thôn và Trạch Hữu.

Đến nay vườn cây đã cho thu hoạch và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đã phát triển thêm các vùng trồng tập trung theo mô hình cánh đồng mẫu lớn tại thôn Khúc Lý - Ba Lạp, Huỳnh Liên, Vân Trạch Hòa, Đông Lái.

Thực hiện chủ trương của Huyện ủy xây dựng xã Phong Thu thành làng nghề cây ăn quả, với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và thực hiện dự án nhân rộng mô hình cải tạo vườn tạp, diện tích cây thanh trà đã được mở rộng nhờ sự hỗ trợ từ nguồn vốn phát triển nông thôn mới, nguồn vốn khuyến nông...

Mô hình chăm sóc cây thanh trà theo quy trình VietGAP với diện tích thực hiện 5,6 ha/52 hộ tham gia, quy hoạch tập trung ở 2 thôn An Thôn, Trạch Hữu. UBND xã đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện triển khai các nội dung như tập huấn kỹ thuật, thiết kế, xây dựng hệ thống tưới tiêu, cung cấp bao trái. Hướng dẫn hộ chăm sóc, bón phân và phun trừ nhện đỏ, sâu bệnh, bao trái cho quả...

08-24-17_dc_sn_thnh_tr_phong_thu
Đặc sản thanh trà Phong Thu.
CLB Thanh trà Phong Thu đã tham gia các lễ hội để trưng bày, giới thiệu sản phẩm thanh trà do tỉnh, huyện tổ chức. Tham gia hội thi trái ngon thanh trà toàn tỉnh, chất lượng thanh trà Phong Thu được đánh giá cao và đạt nhiều giải thưởng. Qua đó, thương hiệu Thanh trà Huế - cơ sở Phong Thu đã được công nhận, nhiều thị trường biết đến. Đến nay, sản lượng thu hoạch hằng năm vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.

“Với mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, người tham gia phải ghi chép nhật ký sử dụng phân bón; từ ngày tháng sử dụng, loại, liều lượng phân bón, phương pháp bón phân đều phải ghi chép rõ ràng, nhờ đó quản lý được thời gian cách ly, đảm bảo an toàn khi thu hoạch thanh trà. Từ đó giúp thay đổi tập quán canh tác tùy tiện trước đây của nông dân”, ông Nguyễn Khoa Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phong Điền cho biết.

“Khi thực hiện mô hình trồng thanh trà VietGAP, môi trường sản xuất an toàn hơn, sản phẩm không để lại dư lượng thuốc trừ sâu, bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm”, ông Trần Thanh Viết, chủ hộ trồng thanh trà ở thôn Vân Trạch Hoà cho hay.

Đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững thương hiệu, nhãn hiệu cây thanh trà Phong Thu, UBND xã đã thành lập Câu lạc bộ Thanh trà với số lượng 38 hội viên, với mục đích là tạo diễn đàn cho người nông dân trồng thanh trà trên địa bàn xã giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, liên kết giúp đỡ nhau sản xuất.

UBND xã đã phối hợp với UBND phường Thủy Biều, Hợp tác xã Thủy Biều đã xây dựng và hoàn thiện Quy chế phối hợp quản lý việc cấp quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể Thanh trà Huế và cấp phát, sử dụng tem, nhãn sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể Thanh trà Huế cho nhóm thành viên xã Phong Thu.

Đến nay, 38 thành viên của Câu lạc bộ Thanh trà Phong Thu đã được công nhận là nhóm thành viên được sử dụng nhãn hiệu tập thể Thanh trà Huế.

Theo Võ Tứ/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 172

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 171


Hôm nayHôm nay : 41569

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 524906

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70752221