23:37 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thuận ý dân, khó mấy cũng thành

Thứ bảy - 03/08/2013 05:11
Phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới (NTM) đầu tiên của Thủ đô, qua 5 năm hợp nhất, nông nghiệp, nông thôn được quan tâm, chất lượng cuộc sống của nông dân ở Đan Phượng đang đổi thay từng ngày.
 

 


Chất lượng sống của người dân thôn Đoài Khê, xã Đan Phượng ngày một nâng cao
 
Hiến đất làm đường 

Ông Nguyễn Hữu Hoàng, Phó chủ tịch UBND huyện Đan Phượng (Hà Nội) cho hay, đến nay, toàn huyện đã hoàn thành đề án xây dựng NTM ở cấp huyện và cấp xã, với 15/15 xã gần như đã đạt chỉ tiêu. Có được kết quả như vậy là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, huy động được sự ủng hộ từ nhân dân. Về nguồn lực huy động, từ năm 2010 đến tháng 6-2013, ngân sách TP cấp cho huyện 249 tỷ đồng, ngân sách huyện là 1.163 tỷ đồng, ngân sách huy động từ xã là 136,177 tỷ đồng và từ các nguồn khác là hơn 71 tỷ đồng. 

Giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản tăng mạnh qua các năm. Năm 2010, toàn huyện đạt 261 tỷ đồng, năm 2012 đạt 281 tỷ đồng, bình quân giá trị thu nhập nông nghiệp đạt 204 triệu đồng/ha/năm. Trong 3 năm qua, huyện đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên khoảng hơn 177 ha, năm nay, tập trung thực hiện tiếp 3 dự án trọng điểm nông nghiệp gồm sản xuất 5ha hoa cao cấp tại xã Song Phượng; 5ha cam Canh, bưởi Diễn ở xã Thượng Mỗ và 10ha rau an toàn ở xã Phương Đình.

Song, nổi bật nhất trong xây dựng NTM ở Đan Phượng, theo ông Nguyễn Hữu Hoàng phải kể đến kết quả xây dựng đường giao thông nông thôn. Từ năm 2009 đến 2013, huyện đã đầu tư xây dựng mới hơn 50km và cải tạo, nâng cấp 270km đường thôn, xóm. Các xã, thôn tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến các đoàn thể, cán bộ, đảng viên, đoàn viên và nhân dân về xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là đường làng, ngõ xóm. Năm 2012 đã xây dựng được gần 2.000 tuyến đường, trong đó, kinh phí vật liệu hơn 58 tỷ đồng, nhân dân đóng góp ngày công trị giá 61 tỷ đồng. Đặc biệt, nhiều hộ đã tham gia hiến đất xây dựng đường nông thôn. Toàn huyện có gần 1.500m2 đất được các hộ tình nguyện hiến tặng, nổi lên là xã Phương Đình với 50 hộ-407m2, xã Thượng Mỗ 25 hộ 364m2… 

Ông Nguyễn Công Tuấn (thôn Địch Thượng, xã Phương Đình, Đan Phượng), người hiến 57m2 đất để làm đường thôn, xóm không giấu vẻ tự hào: “Xây dựng nông thôn mới khang trang, sạch đẹp thì bộ mặt của làng, xã cũng thay đổi. 57m2 đất gia đình tôi hiến có giá trị lớn, nhưng được cùng chung sức với Nhà nước xây dựng quê hương tôi thấy việc làm này hoàn toàn đáng”. Cũng tại thôn La Thạch, xã Phương Đình, chỉ chưa đầy 2 tháng triển khai xây dựng 31 trục đường ngõ xóm dài gần 3,5km, nhân dân đóng góp 3 tỷ đồng và 5.000 ngày công. Tương tự, ông Hoàng Đức Chiến ở xã Thọ Xuân cũng hiến 41m2, ông Phạm Văn Tiến ở xã Hồng Hà hiến 48m2… 


Thanh niên tham gia xây dựng đường ngõ, xóm ở Đan Phượng

Nông thôn nhộn nhịp 

Chúng tôi về xã Đan Phượng (huyện Đan Phượng), một xã vẫn lấy nông nghiệp làm ngành nghề chính nhưng bộ mặt nông thôn đã đổi thay trên từng nếp nhà, con đường thôn, xóm. Mặc dù cuối năm 2011, đề án xây dựng NTM của xã mới được duyệt, và chỉ qua một thời gian ngắn triển khai, đến nay, xã Phương Đình đã đạt 16/19 tiêu chí của NTM. Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch UBND xã Đan Phượng cho hay, hiện còn 3 tiêu chí gồm sắp xếp lại chợ, thu nhập của người dân và tiêu chí cơ sở vật chất nhà văn hóa. Tuy nhiên, cuối năm nay 2013, chắc chắn, Đan Phượng sẽ hoàn thành. Hiện nay, toàn bộ cơ sở hạ tầng nông thôn của xã đã được xây dựng khá quy củ và bài bản, thậm chí 15 tuyến đường nội đồng thì đã có 8 tuyến được bê tông hóa, còn 7 tuyến theo ông Nguyễn Văn Thông, đang xin UBND huyện phê duyệt. 
Ông Đàm Xuân Cường,  Bí thư Đảng ủy xã Đan Phượng tâm sự: “Từ ngày hợp nhất về Hà Nội, nông nghiệp được quan tâm đầu tư nhiều hơn, chế độ an sinh xã hội cũng tốt hơn, đời sống của bà con thay đổi từng ngày. Nhưng, một số thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà và làm khó người dân. Giá mà cải cách, giảm bớt thủ tục thì nhân dân sẽ phấn khởi hơn”. 

Đưa chúng tôi đi thăm một vòng quanh thôn Đoài Khê, ông Nguyễn Hữu Họp, Phó trưởng thôn không giấu nổi niềm tự hào, khi những con đường bê tông sạch bóng, bài bản được xây dựng hầu hết nhờ vào công sức đóng góp của người dân trong thôn. Đường làng ngõ xóm sạch sẽ, rộng rãi đủ để ô tô chạy bon bon như đường phố. Nhà văn hóa thôn còn có tủ sách, báo để những lúc nông nhàn, người dân đến đọc sách, chơi cờ.

Dù vậy, nhưng ông Đoàn Xuân Cường, Bí thư Đảng ủy xã Đan Phượng vẫn còn chất chứa những băn khoăn. Nguồn lực từ kinh phí xã thì toàn dựa vào đấu giá đất, nhưng vài năm trở lại đây, đấu giá khó khăn, giá đất xuống thấp. Thậm chí, xã đã kêu gọi đầu tư đổi đất lấy hạ tầng nhưng cũng không doanh nghiệp nào mặn mà. “Nông thôn mới là sự nghiệp lâu dài, không thể nóng vội được. Cái cốt yếu là có được sự đồng thuận, cùng làm của nhân dân thì khó mấy chắc cũng sẽ thành công”.


Tuyết Nhung
Nguồn: Anninhthudo.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 369


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1009669

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71236984