20:27 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thúc đẩy công nghiệp, dịch vụ để tạo việc làm, thu hút lao động nông thôn

Chủ nhật - 24/01/2016 20:26
Theo đề nghị của nhiều cơ quan thông tấn báo chí, bên lề Đại hội , cuối giờ buổi sáng 24/1, Bộ trưởng Bộ NN – PTNT Cao Đức Phát đã dành thời gian trả lời các câu hỏi mà báo chí và dư luận quan tâm.

 

Bộ trưởng Cao Đức Phát trả lời các cơ quan thông tân báo chí trong và ngoài nước tại Trung tâm báo chí Đại hội XII

Trả lời câu hỏi, Bộ trưởng sẽ tham mưu như thế nào cho Đảng và Nhà nước để có giải pháp giúp nông dân, hạn chế việc người nông dân bỏ quê lên thành phố?
 

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, việc nông dân tìm việc làm ở khu vực kinh tế phi nông nghiệp là xu hướng tất yếu.

Nhìn các nền kinh tế phát triển hơn sẽ thấy, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp ngày càng giảm. Nhật chỉ còn 2,2 triệu nông dân. Mỹ có khoảng 2 triệu nông dân. Việt Nam có 23 triệu người làm trong nông nghiệp, trong khi đó 11 nước đối tác TPP của Việt Nam, theo số liệu do tôi tìm hiểu thì chỉ có 20,5 triệu nông dân, trong đó Mexico có số người làm nông lớn nhất cũng chỉ 13,5 triệu người, trong khi nước mình là 23 triệu. Nông thôn được đô thị hóa cũng là xu hướng tất yếu.
 

Bộ trưởng cho rằng, Việt Nam tiến hành CNH - HĐH, nền kinh tế chủ yếu sẽ là công nghiệp và dịch vụ. Nhìn Hà Nội, TP HCM, Đồng Nai... nông nghiệp chỉ còn 5-7%. Nhưng nông dân chưa có được việc làm ở nhà máy, cơ sở dịch vụ vẫn bỏ ruộng, bỏ quê đi làm các công việc phi chính thức, nhiều rủi ro.

Tất yếu Việt Nam phải tiếp tục đổi mới, thúc đẩy công nghiệp, dịch vụ để tạo việc làm, thu hút lao động nông nghiệp và nông thôn, để đời sống nhân dân cao hơn. Người khó rời nông thôn vẫn có việc làm và đời sống tốt hơn. Vì thế, nền nông nghiệp cần phát triển mạnh hơn và hiệu quả hơn.

Phải có chính sách phát triển công nghiệp và dịch vụ ở ngay vùng nông thôn, không phải lên các đô thị để tìm việc phi nông nghiệp. Phải tiếp tục chương trình NTM để cải thiện đời kiện sống cho người dân.
 

Xây dựng NTM, lẽ ra nông dân, đối tượng cần được hỗ trợ, tiếp sức thì lại góp sức, góp của cùng Nhà nước phát triển hạ tầng. Trong khi đó, người dân đô thị không phải chia gánh nặng với Nhà nước mà hạ tầng xây dựng vẫn đủ đầy. Bộ trưởng có suy nghĩ và bình luận điều này như thế nào?
 

Đúng là chúng ta mong đợi điều kiện sống ở nông thôn cải thiện nhanh hơn, trước hết là phát triển cơ sở hạ tầng đòi hỏi nguồn lực to lớn. Thời gian qua, thực hiện nghị quyết của Đảng, cụ thể là Nghị quyết Trung ương 7 về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Đảng cam kết cứ 5 năm, ngân sách tăng gấp đôi.
 

Việc này, chúng tôi thường xuyên tham mưu cho Chính phủ có các chỉ thị, chỉ đạo các cấp thực hiện nghiêm tục việc không được bắt ép nhân dân đóng góp để làm NTM. Việc huy động sức dân phải để nhân dân họp bàn, quyết định đầu tư cái gì, đóng góp bao nhiêu và làm như thế nào; Nhà nước chỉ hỗ trợ và khuyến khích động viên. Tuy vậy, đâu đó vẫn còn xảy ra việc huy động quá sức dân, gây khó khăn cho nhân dân.
 

Vấn đề bạn quan tâm, đúng là thực tế, ở đô thị, Nhà nước đầu tư làm đường, hệ thống điện nước đến các khu phố, tận từng gia đình do điều kiện đô thị khác. Chủ trương của Đảng, Nhà nước là hỗ trợ tối đa cho nông dân. Trong điều kiện khó khăn, cũng phải chấp nhận rằng nông dân tự nguyện đóng góp để thực hiện nhanh hơn một số nhiệm vụ xây dựng NTM, trên cơ sở tự nguyện và dân chủ.
 

Sản phẩm nông nghiệp Việt Nam rất yếu trong cạnh tranh với thị trường thế giới?
 

Điều này không hẳn, bởi sản phẩm nông nghiệp của chúng ta có nhiều mặt hàng có tỷ trọng xuất khẩu lớn, giạ trị thu nhập cao, được thị trường thế giới ưa chuộng.
 

Ở đây, cần xem xét 3 cấp độ: Sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia. Trong cơ chế thị trường, hội nhập, muốn cạnh tranh cần phát triển sản phẩm lợi thế của Việt Nam, tận dụng điều kiện khí hậu, địa lý, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, truyền thống sản xuất.
 

Không chỉ dựa điều kiện tự nhiên, sức dân mà phải tiếp sức cho dân để làm sản phẩm lợi thế ấy với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn. Những sản phẩm đó bao gồm: Lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều, tôm, cá tra... Trên thực tế, những sản phẩm đó có khả năng cạnh tranh khá cao trên thị trường quốc tế. Việt Nam tuy không lớn nhưng sản phẩm chiếm vị trí cao.
 

Nhưng người dân chưa hài lòng là hiệu quả đem lại chưa cao. Xuất khẩu lúa gạo số lượng lớn, nhưng thu nhập từ 1 tấn gạo ấy không cao như Thái Lan hay nước khác. Tôi đồng ý là phải điều chỉnh để ngành lúa gạo, tiếp tục là ngành có lợi thế phát triển bền vững, có hiệu quả cao hơn, mang lợi ích lớn hơn. Đây là chương trình gồm nhiều giải pháp, chính sách.
 

Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Nguồn: nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 347

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 345


Hôm nayHôm nay : 52032

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 927042

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64912986