12:20 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thực hiện nghiêm túc tháng tiêu độc, khử trùng

Chủ nhật - 23/02/2014 04:10
Bộ NNPTNT đề nghị các bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát động “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khẩn cấp để phòng, chống dịch cúm gia cầm” trong toàn quốc.

Tháng tiêu độc khử trùng được thực hiện trên toàn quốc từ 22/2 đến 21/3. Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Để ngăn ngừa các virus cúm A/H5N1 hay H7N9... gây tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và động vật, Bộ NNPTNT đề nghị việc tiêu độc khử trùng sẽ thực hiện trên toàn quốc.

Đặc biệt tập trung vào các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh có nguy cơ cao xuất hiện các chủng virus cúm mới.

Đối với khu vực cửa khẩu, khu dân cư giáp đường biên giới, cần lựa chọn, bố trí địa điểm sát trùng phương tiện qua lại khu vực biên giới (bằng biện pháp trải bạt ở mặt đường và rải rơm, cỏ khô lên trên, sau đó rắc vôi bột, phun hóa chất khử trùng; hoặc hố sát trùng) trên các tuyến đường giao thông chính qua khu vực biên giới để khử trùng bánh xe ô tô, xe gắn máy, xe đạp và giày dép của người qua lại.

Đối với đường mòn, lối mở thường xuyên có người qua lại biên giới, xác định tuyến đường mòn trung tâm và vị trí phù hợp để tổ chức rắc vôi bột phủ kín trên một đoạn tối thiểu là 1m.

Thường xuyên vệ sinh, quét dọn nơi công cộng và định kỳ tổ chức phun tiêu độc, khử trùng. Tổ chức phun tiêu độc, khử trùng tất cả xe cộ, phương tiện đi qua cửa khẩu.

Tại các chợ buôn bán, khu vực tập kết, thu gom gia cầm cần phân tách khu bán gia cầm riêng biệt tại chợ; bố trí hố khử trùng có chứa vôi bột hoặc thuốc sát trùng tại các lối ra vào khu vực buôn bán, tập kết, thu gom gia cầm.

Hằng ngày quét dọn vệ sinh và xử lý chất thải rắn trong chợ bằng biện pháp chôn hoặc đốt; tổ chức phun thuốc khử trùng khu vực buôn bán, tập kết, thu gom gia cầm và các vật dụng liên quan vào cuối mỗi buổi chợ. Định kỳ hằng tuần thực hiện tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng toàn bộ khu vực chợ buôn bán, tập kết, thu gom gia cầm và khu vực xung quanh.

Phương tiện, dụng cụ chuyên chở gia cầm, sản phẩm gia cầm và thức ăn chăn nuôi cần được vệ sinh sạch sẽ, thu gom rác thải, phân để chôn hoặc đốt trước và sau mỗi lần chuyên chở gia cầm, sản phẩm gia cầm, trước khi ra vào cơ sở chăn nuôi gia cầm, cơ sở giết mổ gia cầm, chợ buôn bán, điểm tập kết, thu gom gia cầm, khu vực tiêu hủy gia cầm.

Khu vực tiêu hủy gia cầm, sản phẩm gia cầm phải thường xuyên được quét dọn, thu gom phân, rác thải để xử lý chôn hoặc đốt; sau đó phun thuốc khử trùng khu vực nhốt, giữ, khu vực tiêu hủy gia cầm, sản phẩm gia cầm ngay sau khi hoàn thành việc tiêu hủy.

Nơi nhốt gia cầm chờ giết mổ cũng tổ chức vệ sinh, thu gom rác thải để chôn hoặc đốt, sau đó phun tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực nhốt, giữ gia cầm sau khi gia cầm được đưa đi giết mổ. Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng sau mỗi ca sản xuất và cuối ngày sản xuất, giết mổ.

Phát quang cây cỏ xung quanh cơ sở, nhà xưởng; khơi thông cống rãnh. Định kỳ thực hiện tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng toàn bộ cơ sở, điểm giết mổ gia cầm.

Đối với các cơ sở chăn nuôi gia cầm: Phải phát quang cây cỏ xung quanh chuồng nuôi, hằng ngày quét dọn thu gom phân rác để đốt hoặc chôn, khơi thông cống rãnh;

Bố trí hố sát trùng có chứa vôi bột hoặc thuốc sát trùng tại đường vào khu vực chăn nuôi; định kỳ thực hiện tổng vệ sinh, tiêu độc, phun khử trùng toàn bộ chuồng trại, khu vực chăn nuôi và vùng phụ cận.

Đối với hộ gia đình chăn nuôi gia cầm: Hằng ngày quét dọn sạch sẽ khu vực nuôi nhốt gia cầm; thu gom phân rác, độn chuồng để đốt hoặc chôn; định kỳ phun thuốc sát trùng toàn bộ khu vực nuôi nhốt gia cầm và vùng phụ cận.

Ngoài việc thực hiện tốt công tác vệ  sinh, khử trùng tiêu độc theo nội dung hướng dẫn nêu trên, đồng thời định kỳ mỗi tuần 2 lần tổ chức đợt tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng tại các địa bàn có nguy cơ cao.

Tại các huyện, thị xã, thành phố tiếp giáp với các huyện đường, biên ngoài việc thực hiện tốt công tác vệ sinh, khử trùng tiêu độc theo nội dung hướng dẫn nêu trên, đồng thời định kỳ mỗi tuần 1 lần tổ chức đợt tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng tại các địa bàn có nguy cơ cao.

Thời gian thực hiện tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng bắt đầu từ ngày 22/2 đến hết 21/3.

Theo thông tin từ Cục Thú y (Bộ NNPTNT), trong ngày 22/2 có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Cần Thơ với 3.537 con gia cầm mắc mới.

Như vậy, hiện cả nước còn 53 ổ dịch (85 hộ chăn nuôi) tại 17 tỉnh có dịch cúm gia cầm; số gia cầm mắc bệnh, chết là 55.483 con. Toàn bộ số gia cầm trong đàn mắc bệnh đã được địa phương tiêu huỷ.

Đỗ Hương
Theo chinhphu.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 241

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 238


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1060122

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72742831