08:51 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tín dụng ngân hàng - Đòn bẩy của nông nghiệp nông thôn

Thứ bảy - 28/04/2012 22:10
Ngày 28-4, tại Cần Thơ, trong khuôn khổ Triển lãm hội chợ thành tựu 10 năm xây dựng và phát triển vùng ĐBSCL, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức hội thảo “Phát triển thị trường tín dụng và dịch vụ ngân hàng vùng ĐBSCL”. Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ Nguyễn Phong Quang và Bí thư Thành ủy Cần Thơ Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì hội thảo

Góp phần tăng trưởng

Thời gian qua, đặc biệt là trong 10 năm thực hiện Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng ĐBSCL (giai đoạn 2001-2010), hệ thống ngân hàng đã có những đóng góp hết sức quan trọng. Một mạng lưới phát triển rộng khắp ngân hàng với 318 điểm giao dịch của 47 tổ chức tín dụng (TCTD) đã và đang đầu tư một lượng vốn lớn cho tất cả các lĩnh vực KT-XH tại ĐBSCL.

NHNN luôn có chủ trương ưu tiên hàng đầu cho tín dụng nông nghiệp – nông thôn (NN-NT) nói chung, trong đó có tín dụng cho phát triển kinh tế vùng ĐBSCL. Chủ trương này đã được thể hiện qua nhiều cơ chế, chính sách trong hoạt động tiền tệ ngân hàng và được các TCTD đưa vào cuộc sống một cách sinh động và hiệu quả, đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển KT-XH của ĐBSCL.

Đặc biệt năm 2010, 2011 thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về chương trình cho vay tạm trữ lúa gạo với lãi suất ưu đãi, NHNN đã kịp thời có văn bản chỉ đạo các NHTM nhà nước tập trung cho vay tạm trữ lúa gạo khoảng 1 triệu tấn/năm nhằm hỗ trợ người nông dân không bị ép giá, rớt giá khi được mùa… Vốn tín dụng ngân hàng còn được tập trung vào các ngành nghề là thế mạnh và có tiềm năng lớn của vùng; đầu tư cho các dự án trọng điểm, các công trình kinh tế lớn; các dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng, hiện đại để phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp và người dân trong vùng.

Vì nông nghiệp nông thôn

Ông Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, kiến nghị nhiều hướng đi quan trọng: Ngân hàng phải xoay trở cơ bản để khai thác lợi thế đầy tiềm năng nhưng cũng nhiều rủi ro ở vùng đất này. Trong đó, phải làm nhanh và có hiệu quả về tái cấu trúc ngành ngân hàng và xây dựng cơ chế đặc thù cho thị trường tài chính tín dụng phù hợp khu vực này. Đồng tình với quan điểm này, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển nhấn mạnh: Muốn làm được điều đó, NHNN phải nâng tín dụng cho nông nghiệp tính theo tổng nguồn vốn trên thị trường tiền tệ tối thiểu bằng tỷ trọng GDP của nông nghiệp trong tổng GDP.

Nhìn nhận vấn đề ở góc độ chính sách, TS Võ Trí Thành (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) cho rằng chính sách rất quan trọng, không riêng ngành ngân hàng, không riêng cho ĐBSCL. Theo TS Thành, vấn đề nghèo đói không nằm ở NN-NT mà nằm ở chính sách. Nếu kinh tế vĩ mô thiếu ổn định, dẫn đến méo mó giá cả hàng hóa thì chính sự méo mó này đánh vào người nông dân. Do vậy, phát triển không chỉ là tỷ trọng, giá trị gia tăng mà còn là cách sống, lối sống và cách phát triển.

Bổ sung thêm, PGS-TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh tế TPHCM, cho rằng Chính phủ phải có giải pháp chuyển dịch nguồn vốn về ĐBSCL, tăng cường đầu tư cho công nghệ giống cây trồng và hỗ trợ tìm kiếm thị trường nông sản. Nếu có gói hỗ trợ kinh tế, nên dành cho NN-NT.

Như vậy, tín dụng ngân hàng chính là đòn bẩy cho NN-NT và “điểm đến” phải là ĐBSCL. Về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank, cho biết: Trong năm 2012, Agribank sẽ giảm lãi suất cho xuất khẩu xuống dưới 16% và cho hộ nông dân có uy tín vay với lãi suất 14%.

Theo ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, trong năm 2012 sẽ dành 200 tỷ đồng với lãi suất 13%/năm cho hộ nông dân vùng ĐBSCL tiếp tục vay vốn giai đoạn 2 sau khi đã trả gốc và lãi đúng hạn ở giai đoạn 1 thuộc chương trình Tam nông của ngân hàng này. Cũng trong khuôn khổ chương trình, trong năm 2012, ngân hàng sẽ dành ra gói tín dụng 6.000 tỷ đồng cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, và tiếp tục giảm 1% lãi suất khi khách hàng trả gốc và lãi đúng hạn. Tương tự, ông Nguyễn Hoàng Dũng, Phó Tổng giám đốc Vietinbank, khẳng định Vietinbank sẽ dành nhiều nguồn lực cho ĐBSCL. Cụ thể, Vietinbank sẽ cho vay đa ngành, đa nghề, đa lĩnh vực đối với NN-NT.

Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, nguồn vốn cho NN-NT là không thiếu, tất nhiên là đối với các hộ, doanh nghiệp sản xuất hiệu quả. Sắp tới đây, NHNN sẽ phối hợp với Bộ NN-PTNT tăng cường chuyển giao công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng về chế biến nông sản, làm sao cho bà con nông dân ĐBSCL làm giàu trên quê hương mình, xây dựng ĐBSCL trở thành vùng kinh tế trọng điểm theo chiến lược phát triển NN-NT mà Đảng đã vạch ra.

Trần Minh Trường

 

 
 

* Nhằm giúp các địa phương ĐBSCL tăng cường hợp tác quốc tế, ngày 28-4, tại TP Cần Thơ, Bộ Ngoại giao phối hợp cùng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức “Gặp gỡ địa phương - Ngoại giao đoàn” với sự tham dự của lãnh đạo 13 tỉnh, thành ĐBSCL và hơn 30 đại sứ, tổng lãnh sự, trưởng đại diện các tổ chức quốc tế và các cơ quan ngoại giao tại Việt Nam.

Tại buổi gặp, nhiều đại biểu mong muốn các doanh nghiệp ĐBSCL sẽ nhận được nhiều hơn sự hỗ trợ từ phía các cơ quan ngoại giao, qua đó thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các thị trường trên thế giới. Ngài El Houcine Fardani, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Morocco tại Việt Nam, cho rằng, vấn đề là cần xây dựng một chiến lược hiệu quả nhằm thu hút đầu tư trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực… để phát triển bền vững.

Đ.Tuyển

  • Hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp từ các cánh đồng mẫu lớn

Cơ giới hóa nông nghiệp đã có sự thay đổi lớn. Đây là nhận định của các đại biểu tại hội thảo “Cơ giới hóa nông nghiệp phục vụ sản xuất lúa gạo hàng hóa - mô hình cánh đồng mẫu lớn” tổ chức tại Cần Thơ ngày 28-4.

Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng cơ giới hóa nông nghiệp giúp nông dân tăng năng suất, chất lượng và tạo nguồn lúa gạo chất lượng cao. Việc hình thành các cánh đồng mẫu lớn trong vùng đã tạo ra mô hình canh tác tiên tiến, gia tăng lợi nhuận cho nông dân. Việc đẩy nhanh tiến trình cơ giới hóa vào mô hình cánh đồng mẫu lớn là quá trình tương tác, liên hoàn tất yếu để thực hiện công nghiệp hóa nền nông nghiệp trong vùng. Trong đó, cần có cơ chế chính sách ưu đãi cho nông dân, doanh nghiệp đầu tư cho các công đoạn cơ giới hóa như máy gặt đập liên hợp, lò sấy lúa, kho chứa hiện đại gắn kết với hình thức bao tiêu thu mua hợp lý và chính sách bảo hiểm nông nghiệp ở các cánh đồng mẫu lớn.

C.Phong

Theo SGGP

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 210

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 209


Hôm nayHôm nay : 48908

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 963467

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71190782