12:08 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tổng kết chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới

Thứ sáu - 04/04/2014 02:29
Tại buổi tổng kết, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã đánh giá lại Chương trình trong năm 2013 đồng thời để ra phương hướng năm 2014.
Ngày 12/3 tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã chủ trì cuộc họp tổng kết công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2014.  
 
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh (Ảnh: Internet)

 

Tham dự cuộc họp có các thành viên các Ban Chỉ đạo Trung ương, Lãnh đạo các Bộ, ngành, các đồng chí cố vấn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Sau khi nghe Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014, ý kiến tham gia của các đại biểu, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh kết luận như sau:

 

Đánh giá chung

Phó Thủ tướng cơ bản đồng ý báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Năm 2013 với sự nỗ lực của các thành viên Ban Chỉ đạo, các cấp, các ngành và của nhân dân cả nước, Chương trình xây dựng nông thôn mới được tiếp tục đẩy mạnh và trở thành phong trào lan tỏa rộng khắp ở các địa phương trong cả nước. Chương trình đã huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc, người dân tự giác, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới.

Nhiều nơi đã xây dựng được mô hình nông thôn mới, có cách làm sáng tạo, vận dụng quy định của trung ương phù hợp điều kiện thực tế của địa phương; xác định được những điểm trọng tâm, chủ yếu để chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đã xây dựng và phát triển được nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Qua sơ kết Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã khẳng định: Nơi nào sản xuất phát triển thì kéo theo sự phát triển các nội dung khác của Chương trình xây dựng nông thôn mới. Nơi nào có sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy đảng, chính quyền thì đạt kết quả tốt.

Năm 2013 các Bộ, ngành, các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương đã hoàn thành xây dựng, ban hành cơ chế chính sách, trong đó có việc bổ sung, điều chỉnh phù hợp với thực tiễn, như: sửa đổi một số tiêu chí, ban hành cơ chế quản lý đầu tư đặc thù…, góp phần giải quyết những vướng mắc trong triển khai thực hiện Chương trình tại các địa phương.

Từng thành viên Ban Chỉ đạo đã bám sát nội dung Chương trình, tích cực kiểm tra, giám sát các địa phương được phân công, trong đó đã có sự kết hợp tốt với công tác chỉ đạo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; giúp địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình Ban Chỉ đạo Trung ương đã tổ chức 2 Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình cho các tỉnh vùng miền núi phía Bắc và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Các Bộ: Xây dựng, Thông tin - Truyền thông, Công an, Giao thông vận tải đã tổ chức hội nghị với các địa phương đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của Bộ được giao về thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới; đồng thời thực hiện tốt công tác giám sát Chương trình.

Với sự cố gắng của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, Chương trình đã đạt được kết quả đáng khích lệ: số tiêu chí đạt chuẩn bình quân cả nước tăng từ 5,27 tiêu chí/xã năm 2011 lên 8,48 tiêu chí/xã năm 2013; đến nay có 144 xã đạt 19 tiêu chí; có 93,1% số xã hoàn thành quy hoạch chung; 81% số xã phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới; các công trình kết cấu hạ tầng được các địa phương quan tâm đầu tư xây dựng.

Đến nay có khoảng trên 9.000 mô hình sản xuất có hiệu quả, tăng thu nhập cho nông dân, bao gồm: mô hình sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, cánh đồng lớn, gắn sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân.

Về huy động nguồn lực: mặc dù ngân sách trung ương hỗ trợ ít nhưng các địa phương đã huy động nguồn lực khá lớn từ ngân sách địa phương, lồng ghép từ các chương trình, dự án khác, vốn tín dụng, vốn từ các doanh nghiệp và huy động đóng góp của người dân về đất đai, lao động.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình vẫn còn một số tồn tại: Một số văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình còn chậm, một số quy định thực hiện tiêu chí chưa phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng, miền; việc nhân rộng mô hình sản xuất mới còn chậm, chủ yếu tập trung ở các tỉnh vùng đồng bằng, chưa được phổ biến, nhân rộng trên phạm vi cả nước; sự quan tâm và tập trung chỉ đạo Chương trình ở một số địa phương còn hạn chế; chất lượng công tác quy hoạch còn bất cập, trong đó quy hoạch sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa còn chưa được chú trọng đúng mức; công tác tuyên truyền về mục đích, yêu cầu, nội dung Chương trình còn thiếu chiều sâu; huy động nguồn lực cho chương trình chưa đáp ứng được yêu cầu, có địa phương chưa thật sự quan tâm; chậm xây dựng tiêu chí xét thi đua khen thưởng cho xã, cá nhân đạt thành tích xuất sắc.

 

Phương hướng nhiệm vụ năm 2014

Về cơ bản, Phó Thủ tướng nhất trí với phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2014 như báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp thu ý kiến các thành viên Ban Chỉ đạo tại cuộc họp này, bổ sung, hoàn thiện Báo cáo để báo cáo tại Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới toàn quốc, dự kiến vào đầu tháng 5 năm 2014.

Để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ năm 2014, tạo tiền đề cho những năm tiếp theo, các Bộ, ngành, địa phương cần lưu ý một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây.

Thứ nhất hoàn thiện các cơ chế chính sách thực hiện Chương trình. Các Bộ, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương nghiên cứu từ thực tiễn những cơ chế, chính sách đã ban hành còn có điểm chưa phù hợp cần điều chỉnh hoặc những điểm còn thiếu cần bổ sung và chủ động ban hành văn bản hướng dẫn địa phương thực hiện theo thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư, căn cứ Quyết định số 195/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2014 của Chương trình, hướng dẫn địa phương phân bổ vốn cho từng cấp, tỉnh, huyện, xã để thực hiện Chương trình; đồng thời, kịp thời xem xét xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình phân bổ, sử dụng vốn; kiểm tra việc giao vốn của các địa phương để đầu tư xây dựng các công trình ở xã trong thời gian qua, hướng dẫn thực hiện theo hướng: Phân bổ vốn theo tiêu chí xã gắn với ưu tiên cho dự án hạ tầng phục vụ sản xuất theo quy hoạch; Nhà nước hỗ trợ một phần vốn (bằng tiền hoặc bằng vật liệu xây dựng) dân tự nguyện tham gia đóng góp (đất đai, lao động, kinh phí).

Việc huy động tự nguyện cũng phải phù hợp với khả năng của nhân dân. Không huy động quá khả năng của nhân dân, không bắt buộc người dân đóng góp dưới mọi hình thức; đẩy mạnh phân cấp đầu tư xây dựng cho xã và nhân dân tự xây dựng, quản lý sử dụng công trình.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan khẩn trương hoàn thiện, ban hành văn bản hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương thực hiện cơ chế, lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án khác trên địa bàn với nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản: số 57/CT-BCĐTWXDNTM ngày 04 tháng 4 năm 2013 và số 379/TB-VPCP ngày 15 tháng 10 năm 2013.

Về chức năng nhiệm vụ, biên chế cán bộ của Văn phòng điều phối Chương trình nông thôn mới các cấp: Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh nghiên cứu, đề xuất hình thức tổ chức cho phù hợp với chức năng quản lý nhà nước của các cấp đối với Chương trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 379/TB-VPCP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Văn phòng Chính phủ.

Bộ Tài chính nghiên cứu, hướng dẫn việc quản lý, thanh quyết toán nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư xây dựng các công trình trên địa bàn xã.

Thứ 2 về nhiệm vụ quy hoạch nông thôn mới, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn địa phương rà soát lại các quy hoạch bổ sung điều chỉnh quy hoạch nhằm nâng cao chất lượng các quy hoạch, trong đó cần lưu ý việc kết nối các quy hoạch trên địa bàn huyện về giao thông, thủy lợi, xây dựng kết cấu hạ tầng, quy hoạch phát triển sản xuất và các quy hoạch khác.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Xây dựng hướng dẫn quy hoạch về bảo vệ môi trường nông thôn, nhất là bảo vệ môi trường tại các xã, thôn bản; có kế hoạch cụ thể lập dự án xử lý môi trường tại làng nghề và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để thực hiện.

Thứ 3, về huy động nguồn lực cho Chương trình, Bộ Tài chính hướng dẫn địa phương bố trí vốn từ ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình này, trong đó lưu ý tỷ lệ tối thiểu ngân sách địa phương phải bố trí thực hiện Chương trình phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng, miền; hướng dẫn sử dụng nguồn thu từ xổ số kiến thiết để tăng cường cho nội dung xây dựng nông thôn mới; bố trí ngân sách địa phương thực hiện quy hoạch nông thôn mới (ngoài số vốn ngân sách trung ương hỗ trợ bình quân như hiện nay), trong đó lưu ý đối với những địa phương thật sự có khó khăn để đề xuất ngân sách trung ương hỗ trợ; hướng dẫn việc sử dụng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế cho Chương trình xây dựng nông thôn mới; hướng dẫn địa phương dừng ngay việc ứng vốn đầu tư xây dựng trước các công trình khi chưa xác định được nguồn vốn.

Thứ 4, về xây dựng mô hình nông thôn mới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổng kết, nhân rộng mô hình xã nông thôn mới; nghiên cứu mô hình sản xuất, bảo vệ môi trường nông thôn có hiệu quả góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Các Bộ, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động đề xuất tiêu chí mô hình đối với huyện nông thôn mới, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thứ 5, các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình xây dựng nông thôn mới; khơi dậy sức mạnh của nhân dân để thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung, ban hành Sổ tay về xây dựng nông thôn mới, trong đó hướng dẫn phân loại các tiêu chí thuộc trách nhiệm của xã, thôn, người dân và cộng đồng để thực hiện.

Thứ 6, về thi đua khen thưởng, công tác thi đua khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tham gia xây dựng nông thôn mới cần thực hiện thường xuyên, kịp thời. Ban Thi đua khen thưởng Trung ương chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các thủ tục thi đua khen thưởng; tổng hợp đề nghị khen thưởng từ các Bộ, ngành, địa phương, trình Ban Chỉ đạo Trung ương xét duyệt và kịp công bố vào dịp Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới toàn quốc.

Thứ 7, về kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát lại thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương, đề nghị bổ sung, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo.

Thứ 8, Về tổ chức Hội nghị sơ kết toàn quốc, thời gian Hội nghị dự kiến vào đầu tháng 5/ 2014. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thiện Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình trên phạm vi cả nước; chỉ đạo các địa phương chuẩn bị báo cáo điển hình (báo cáo điển hình về một số lĩnh vực của đại diện tổ chức và cá nhân tiêu biểu ở các vùng, miền); chuẩn bị nội dung, chương trình, thành phần, hình thức, địa điểm Hội nghị, công tác thi đua, khen thưởng, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương.

Cuối cùng, thời gian từ nay đến Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới toàn quốc không còn nhiều, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, từng thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương khẩn trương triển khai, hoàn thành nhiệm vụ được phân công để Hội nghị sơ kết đạt kết quả tốt và góp phần hoàn thành nhiệm vụ năm 2014./.

 

 

(Theo Văn phòng Chính phủ)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 187


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1113383

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72796092