07:12 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Từ tổ hợp dệt thổ cẩm đến homestay đắt khách của phụ nữ Sa Pa

Thứ ba - 04/02/2020 01:48
Nhờ sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội, địa phương, đặc biệt là sự nỗ lực của bản thân, chị Thào Thị Sung (36 tuổi ở Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai) đã vượt khó, xây dựng thành công mô hình tổ hợp dệt thổ cẩm. Mô hình của chị không chỉ khiến bản thân thoát nghèo mà giúp cho hàng chục lao động khác ở địa phương có thu nhập ổn định.

Không muốn thấy người Mông khổ

Nhìn gương mặt phúc hậu, dáng vẻ tần tảo, ít ai biết rằng Thào Thị Sung chỉ mới 36 tuổi. Cách đây 11 năm, gia đình chị nghèo lắm, chỉ toàn ăn rau sắn qua ngày. Không chấp nhận cái khổ, Thào Thị Sung quyết tâm cầm những chiếc túi, chiếc áo thổ cẩm của mình vừa dệt đi chào bán cho khách du lịch.

 tu to hop det tho cam den homestay dat khach cua phu nu sa pa hinh anh 1

Chị Thào Thị Sung dạy nghề cho các em học sinh và chị em phụ nữ trong bản Tả Phìn.  Ảnh: Thuỳ Anh

"Rất nhiều sáng kiến giảm nghèo đã được áp dụng, phát triển và nhân rộng tại địa phương. Đó không chỉ là những mô hình phát triển kinh tế tốt mà còn là cách làm hay để bảo tồn, phát triển nghề truyền thống của dân tộc. Sáng kiến của Thào Thị Sung được đánh giá rất cao và cần phải được hỗ trợ để phát triển, nhân rộng”.

Ông Ngô Trường Thi -
Chánh Văn phòng quốc gia
Giảm nghèo (Bộ LĐTBXH

 Tình cờ ngày ấy, chị gặp được cán bộ của chương trình giảm nghèo, giúp chị kết nối được với một doanh nghiệp đang cần người làm sản phẩm du lịch. Năm 2015, chị được phía công ty hỗ trợ một chiếc máy khâu. Nhận thấy nhu cầu sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp rất lớn, chị Thào Thị Sung đã vận động người dân trong thôn cùng làm sản phẩm.

“Để có nơi cho chị em tập hợp làm việc, tôi đã dùng 50 triệu đồng tích cóp được suốt bao năm để xây một căn nhà nhỏ, trang bị khung cửi, lanh, rồi vận động chị em phụ nữ ở địa phương thành lập Câu lạc bộ Thổ cẩm số 1 ở thôn Can Ngài, xã Tả Phìn” – chị Sung kể.

Nhớ lại những ngày cuộc sống còn khó khăn, thôn bản thiếu điện, thiếu nước, người dân đói khổ, chị Sung tâm sự: “Mình không muốn nhìn thấy cảnh người Mông mình khổ mãi. Không muốn nhìn thấy bọn trẻ phải chạy theo chèo kéo khách du lịch để bán hàng, hay đi bới rác kiếm sống nên muốn giúp mọi người có việc làm ổn định, một cuộc sống tốt hơn”.

Từ ước mơ giản dị ấy, chị Thào Thị Sung đã tìm mọi cách để chào bán sản phẩm của câu lạc bộ. Từ việc bán trực tiếp cho khách du lịch tại nơi sản xuất, bán online, bán hội chợ… Thay vì chỉ làm một vài sản phẩm truyền thống như quần, áo, khăn thì nay tổ hợp của chị đã cho ra đời tới gần 40 loại sản phẩm, đa dạng về màu sắc, mẫu mã.

“Chị em trong tổ hợp được công ty tư vấn hỗ trợ về kiến thức sản xuất hàng hóa, cách thiết kế sản phẩm thời trang. Thêm vào đó còn được tư vấn về các mặt hàng thị trường đang có nhu cầu nên việc sản xuất của tổ hợp rất hiệu quả. Chị em chủ động được trong khâu sản xuất, các sản phẩm làm ra đều được bán hết” – chị Sung nói.

Năm 2016, chị Sung tham gia chương trình “Sáng kiến giảm nghèo” và sáng kiến mở tổ hợp dệt thổ cẩm giúp người nghèo của chị đã được vào vòng chung kết. Ngay sau đó, chị được một công ty tư vấn giảm nghèo hỗ trợ tư vấn, bảo trợ nhập các sản phẩm thổ cẩm.

Thành công ngoài mong đợi

Sau hơn 10 năm gây dựng, khởi nghiệp, đến nay tổ hợp dệt thổ cẩm của chị Sung đã được nâng cấp lên thành tổ hợp sản xuất. Từ chỗ chỉ có 3-4 thành viên, tới nay đã có hơn 60 thành viên, bao gồm cả già trẻ, gái trai.

“Ngoài sản xuất thổ cẩm, lanh và các sản phẩm dệt, chúng tôi còn được hỗ trợ để làm du lịch cộng đồng. Dự tính tới đây tôi sẽ cùng bà con xây dựng các homestay để đón khách du lịch, làm cả dịch vụ ăn uống kết hợp lưu trú và để khách tự tay làm các sản phẩm thổ cẩm…” – chị Sung nói.

Để duy trì nét văn hóa của dân tộc, đồng thời có tiền đề để phát triển kinh tế, hiện nay chị Thào Thị Sung còn làm việc với các trường trên địa bàn nhằm đưa bộ môn thêu ren, dệt thổ cẩm của người Mông vào trường học. “Tôi hy vọng, qua hoạt động này các em sẽ hiểu rõ và thêm yêu nghề dệt thổ cẩm của ông cha, từ đó góp phần gìn giữ, phát triển nghề dệt” – chị Sung nói.

Hiện nay, tổ hợp thổ cẩm của chị Thào Thị Sung đã bắt đầu sản xuất ổn định. Bình quân, lợi nhuận thu về đạt 3-4 triệu đồng/người/tháng. Có tới 5 hộ dân trong tổng số thành viên của tổ hợp đã vươn lên thoát nghèo. Các sản phẩm của tổ hợp hiện không chỉ được phân phối ở địa bàn huyện Sa Pa (Lào Cai), Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng mà còn được phân phối qua các công ty tới người tiêu dùng Nhật Bản, Hàn Quốc…

 Theo Thùy Anh/danviet.vn
Xem bài viết gốc tại đây

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 192

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 189


Hôm nayHôm nay : 65750

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1037918

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71265233