13:19 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vai trò của khoa học và công nghệ trong xây dựng nông thôn mới

Thứ năm - 29/01/2015 21:38
Những năm qua, các nghiên cứu khoa học công nghệ hướng về nông nghiệp, nông thôn, nông dân đã góp phần quan trọng trong thực hiện và hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
Nông dân Mộc Châu trồng rau sạch theo tiêu chuẩn Vietgap.

Nông dân Mộc Châu trồng rau sạch theo tiêu chuẩn Vietgap.

Hiện tỉnh ta chưa ban hành các chính sách riêng về khoa học và công nghệ cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Tuy nhiên, đã ban hành một số nghị quyết, quyết định, kế hoạch về phát triển khoa học và công nghệ như: Quyết định 1680/QĐ-UBND của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt chiến lược khoa học và công nghệ tỉnh Sơn La giai đoạn 2011-2020; Kế hoạch số 40/KH-UBND về triển khai Chương trình hành động của BCH Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Tỉnh đã đầu tư hàng chục tỷ đồng trang thiết bị phục vụ công tác thông tin khoa học và công nghệ...
 
Năm 2014, trong tổng số 34 đề tài, dự án đã triển khai thì có 18 đề tài hướng về nông nghiệp, nông thôn. Để khuyến khích nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, tỉnh đã xây dựng chính sách hỗ trợ giá giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi... Thông qua các đề tài, dự án đã tổ chức tập huấn cho hơn 700 nông dân và cán bộ kỹ thuật cơ sở về các kỹ thuật sản xuất nông, lâm nghiệp. Với sự quan tâm, đầu tư của tỉnh, nhiều ứng dụng khoa học kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả như: Du nhập và phù hợp hóa các giống cây mới gồm: hồng giòn MC1; giống cây ăn quả ôn đới (đào Mỹ, Pháp); giống lê, dưa vàng thơm Hà Lan và các giống hoa cao cấp như ly, hồ điệp, tuylip... góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng nông nghiệp. Ngoài ra, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất các loại rau, quả cao cấp đạt tiêu chuẩn chất lượng cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp các hộ nông dân tăng thu nhập đáng kể. Nghiên cứu phục tráng các giống lúa đặc sản như: Tan Hin, Tan lo, Sămpatong tại huyện Sốp Cộp; giống nếp tan Ngọc Chiến ở Mường La.
 
Đánh giá được đa dạng sinh học và các hệ sinh thái của Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha (Mộc Châu), xây dựng các mô hình trồng tre điền trúc, mô hình trồng song mây và hiện đang nghiên cứu loài thông 5 lá làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển. Triển khai dự án sản xuất rượu chuối; chế biến các sản phẩm từ quả mận, quả Sơn Tra... Ngoài ra, còn nghiên cứu nhân sinh khối rễ Sâm Ngọc Linh; xây dựng mô hình sản xuất nấm ăn thương phẩm. Trong chăn nuôi, thú y đã nghiên cứu duy trì vật nuôi bản địa, cung ứng giống hình thành sản phẩm hàng hóa như nuôi lợn, nuôi gà, nhím, ba ba... Đối với thủy sản đã nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi ba ba gai, cá lăng ở huyện Sông Mã, nuôi cá hồi tại Bắc Yên.
 
Bên cạnh đó, tỉnh đã triển khai nghiên cứu nhiều đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn tác động đến nông nghiệp, nông thôn của tỉnh như: nghiên cứu xây dựng mô hình bản du lịch sinh thái cộng đồng; nghiên cứu các thiết chế xã hội truyền thống và đề xuất giải pháp quản lý xã hội nông thôn; nghiên cứu giá trị văn hóa địa phương phục vụ phát triển du lịch cộng đồng theo hướng phát triển nông thôn bền vững; một số đề tài đề xuất mô hình ứng dụng KHCN để chuyển dịch kinh tế nông lâm nghiệp, đề xuất các giải pháp thực hiện và chuyển giao mô hình liên kết 4 nhà trong các vùng kinh tế hàng hóa của tỉnh; nghiên cứu biến đổi điều kiện sống và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng tộc người khu tái định cư thủy điện Sơn La.
 
Đồng chí Phạm Quang An, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh cho biết: ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để phát triển sản xuất hàng hóa những cây trồng thế mạnh; bảo quản, chế biến sản phẩm nông, lâm sản; đưa ra giải pháp xây dựng nông thôn mới. Sở sẽ tăng cường công tác đào tạo, nâng cao hiểu biết về khoa học và công nghệ trong sản xuất cho nông dân thông qua các mô hình sản xuất thực tiễn.
 
Nghiên cứu khoa học tỉnh Sơn La thời gian qua đã đi đúng mục tiêu, với nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn... góp phần hướng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp, các vùng nông thôn.
Theo: baosonla.org.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 161


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 321893

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73368864