17:46 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vai trò quyết định của người dân

Chủ nhật - 05/01/2014 00:13
Tâm huyết và luôn trăn trở với ngành nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến nông thôn miền núi, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Chẩu Văn Lâm (ảnh) đã có những chia sẻ sâu sắc với NNVN.
 

Có đường đi sẽ có tất cả

Thưa ông, Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, hạn chế về phát triển công nghiệp, hạn chế thu hút đầu tư, địa hình khó khăn, đời sống người dân còn thấp…, việc xây dựng NTM chắc hẳn sẽ gặp nhiều khó khăn?

Tỉnh Tuyên Quang xác định, xây dựng NTM là nhiệm vụ hàng đầu. Tuy nhiên, do bị chi phối bởi nhiều nguyên nhân nên kết quả xây dựng NTM còn có nhiều khó khăn.

Thứ nhất, nhận thức, trách nhiệm của người dân về xây dựng NTM còn hạn chế, sản xuất hàng hóa chưa phát triển, thu nhập của người dân còn thấp, giao thông khó khăn. Nếu vẫn duy trì cách thức sản xuất cấy lúa, trồng ngô, chăn nuôi và trồng rừng theo cách làm truyền thống, thì nông dân rất khó có thu nhập cao. Người dân phải thay đổi tập quán sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa thông qua quy hoạch và phát triển sản xuất tập trung theo vùng quy hoạch để gắn kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Thứ hai, phần lớn dân cư sống phân tán, nhất là các xã vùng sâu, vùng cao của tỉnh. Việc quy hoạch sắp xếp khu dân cư tập trung để Nhà nước và nhân dân cùng nhau xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường học, trạm xá và nước sinh hoạt). Thực hiện được điều đó mới có điều kiện chăm lo tốt hơn cho dân và làm tốt việc quản lý trận tự xã hội và an ninh trên địa bàn .

Thứ ba, nguồn lực, nhu cầu đầu tư rất lớn, nhưng nguồn vốn lại có hạn, nên cần phải xác định thứ tự ưu tiên thực hiện trước để tạo được sự đột phá. Xây dựng NTM không chỉ là công việc của tỉnh, của huyện, xã mà ngay trong mỗi hộ dân...

Mặt khác, nhận thức của cán bộ và nhân dân ở mốt số nơi vẫn còn hạn chế, vẫn còn tư tưởng trông chờ ỷ lại. Bộ máy vận hành để xây dựng NTM hiện nay còn thiếu cán bộ chuyên trách ở các cấp, trình độ cán bộ cơ sở nhiều nơi còn rất kém.

Có một yếu tố rất được chú trọng để xây dựng NTM đó là tư duy người lãnh đạo. Thực tiễn đã chứng minh, xây dựng NTM đòi hỏi những con người lãnh đạo phải thực sự quyết liệt. Vai trò của tư duy người lãnh đạo trong xây dựng NTM ở Tuyên Quang thế nào?

Xây dựng NTM cần tập trung các nguồn lực của Nhà nước và nhân dân để giải quyết những vấn đề cấp bách, đồng thời tạo ra tiền đề cho những giai đoạn tiếp theo. Việc lựa chọn các tiêu chí để đầu tư nguồn lực và có thể có huy động được nội lực trong nhân dân cũng đòi hỏi phải được lựa chọn kỹ lưỡng. Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Tuyên Quang phải nghiên cứu và lựa chọn mục tiêu trọng điểm để xây dựng.

Tuyên Quang không triển khai cả 19 tiêu chí. Thay vào đó là lựa chọn tiêu chí phù hợp với điều kiện thực tế, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Từ đặc điểm địa hình nông thôn miền núi, Tuyên Quang xây dựng Đề án bê tông hóa giao thông nông thôn làm khâu đột phá. Phải có đường giao thông thì mới nghĩ đến phát triển, xây dựng NTM.

Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", Nhà nước hỗ trợ 100% xi măng, ống cống, kinh phí (2 triệu đồng/km) phục vụ công tác quản lý. Nhân dân tự nguyện tổ chức giải phóng mặt bằng, đóng góp vật liệu (cát, đá, sỏi), sức lao động, máy móc thiết bị khác (hoặc bằng tiền) để thực hiện bê tông hóa đường giao thông nông thôn trên cơ sở hướng dẫn và tập huấn về thiết kế kỹ thuật, trình tự thi công, công tác quản lý, quyết toán các nguồn vốn bê tông hóa đường giao thông nông thôn của các ngành chuyên môn của tỉnh. Trong 3 năm đã làm được trên 1.824 km.

Mục đích cuối cùng của xây dựng NTM thực chất là nâng cao đời sống cho người dân nông thôn, Tuyên Quang gặp những khó khăn gì và hướng giải quyết ra sao để đạt được mục đích này?

Đúng là đời sống người dân ở nhiều vùng còn thấp. Cần chủ trương nghiên cứu, xây dựng, ban hành cơ chế chính sách phù hợp, có trọng tâm và thuận lòng dân. Chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với tăng cường chuyển giao tiến bộ KHKT trong SX nông, lâm, ngư nghiệp.

Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng trong xây dựng NTM. Tỉnh đã xác định, tập trung phát triển sản xuất hàng hóa nâng cao thu nhập cho người dân là nhiệm vụ tiêu chí quan trọng nhất trong xây dựng NTM.. Hỗ trợ 100% kinh phí rà soát, lập quy hoạch phát triển sản xuất hàng hóa tập trung, tạo vùng nguyên liệu ổn định gắn với các nhà máy chế biến. Trong đó vùng chè có trên 8.000 ha; vùng mía trên 15.000 ha; trồng rừng tập trung trên 13.000 ha/năm; phát triển vùng nguyên liệu ổn định cho Nhà máy bột giấy và giấytráng phấn cao cấp An Hòa; trồng và hình thành vùng cam tập trung 5.000 ha; phát triển vùng lạc tập trung từ 4.000 đến 5.000 ha.


Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang, ông Chẩu Văn Lâm ra đồng thu hoạch lúa 
cùng bà con

Thực tiễn đã chỉ ra, ở đâu các nguồn lực được huy động và sử dụng có hiệu quả thì ở đó NTM sẽ thu được nhiều kết quả tích cực. Do vậy, các cấp, các ngành tích cực huy động mọi nguồn lực để thực hiện xây dựng NTM. Lồng ghép nguồn vốn xây dựng NTM với nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư. Tránh biểu hiện tiêu cực, lãng phí.

Sẽ không có ý nghĩa nếu người dân không vào cuộc

Có một thực tế còn tồn tại hiện nay là nhận thức Chương trình xây dựng NTM của một bộ phận không nhỏ vẫn còn thờ ơ, ỷ lại, xem NTM là trách nhiệm của riêng Nhà nước. Thực trạng này ở Tuyên Quang thế nào?

Trong xây dựng NTM, người dân cần hiểu rõ vai trò chủ thể của họ và sự cần thiết phải phát huy nội lực của cộng đồng. Nguồn lực Nhà nước hỗ trợ rất quan trọng song sẽ không có ý nghĩa nếu người dân chưa thực sự vào cuộc. Kết quả xây dựng NTM trong 3 năm qua đã khẳng định vai trò quyết định của người dân.

Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển SX là rất lớn trong khi nguồn lực từ Trung ương, ngân sách địa phương và khả năng của người dân cũng rất có hạn. Việc mời gọi DN đầu tư kinh doanh từ việc lo đầu vào, đầu ra, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân là hết sức khó khăn.

Những khu vực nông thôn, miền núi với tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm chủ yếu nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động theo hướng tăng thu nhập bền vững cho đa số nông dân cũng hết sức khó khăn… Đó là những nguyên nhân tiềm ẩn dễ nảy sinh tâm lý chờ đợi.

Khó khăn như thế ắt hẳn cần những chính sách, cần sự đầu tư bền vững. Theo ông, vấn đề bức thiết nhất với nông thôn miền núi hiện nay là gì?

Khó khăn nhất vẫn là thiếu chính sách, đặc biệt là những chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Tuyên Quang xác định một số giải pháp trọng tâm để thúc đẩy sự phát triển nông thôn như tập trung huy động nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng. Phát triển vững chắc nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng SX hàng hóa tập trung, chuyên canh.

Mặc dù vậy vẫn còn nhiều bất cập như nhận thức của người dân chưa cao, quy hoạch chưa đồng bộ, chưa gắn được nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ. Thu nhập người dân còn thấp, môi trường ô nhiễm, tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng, nét đẹp văn hóa truyền thống có nguy cơ bị mai một, y tế, giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu người dân…

Chính vì vậy, cho dù là chính sách gì thì cũng phải dựa trên yêu cầu “SX phát triển, đời sống ấm no, làng xã văn minh, diện mạo sạch đẹp, quản lý dân chủ”. Phải xuất phát từ yêu cầu thực tế và tôn trọng ý kiến người dân. Cần phải ban hành thêm các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn chung, đặc biệt đối với khu vực nông thôn.

 

“SX nông, lâm nghiệp, thủy sản là thế mạnh quý giá và được chú trọng từ lâu của tỉnh. Với trên 70% dân số làm nông nghiệp thì đây là thế mạnh quan trọng để tỉnh hướng đến. Phát triển SXNN theo hướng hàng hóa tập trung, đầu tư vào các sản phẩm đã có thương hiệu ổn định. Hình thành các chuỗi SX hàng hóa trồng trọt, chăn nuôi có lợi thế. Đẩy mạnh kinh tế lâm nghiệp, bảo đảm cung cấp đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến giấy. Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững”, ông Chẩu Văn Lâm.
 

HOÀNG ANH  
Nguồn nongnghiep.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 152

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 151


Hôm nayHôm nay : 41569

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 525641

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70752956