13:10 EST Chủ nhật, 29/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

XDNTM ở miền núi phía Bắc: Cải thiện hệ thống hạ tầng

Thứ tư - 01/10/2014 03:23
Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là chương trình dài hơi, cần sự nỗ lực rất lớn của các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương. Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, do địa hình hiểm trở nên công tác hạ tầng gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến lộ trình XDNTM.
Điểm sáng…

Năm 2013, UBND tỉnh Lào Cai phát động 3 phong trào thi đua chuyên đề gắn với XDNTM, gồm: thi đua làm đường giao thông nông thôn (GTNT); thi đua bảo vệ rừng, trồng cây xanh; và thi đua vệ sinh môi trường nông thôn. Kết quả, 3 phong trào đều có tác động mạnh mẽ tới các tiêu chí XDNTM, giúp bộ mặt nông thôn, miền núi Lào Cai thực sự “mới từ trong nhà ra đường làng, ngõ xóm”.

Theo đó, năm 2013, Lào Cai đã huy động nhân dân đóng góp được 330 triệu đồng tiền mặt, hiến 16.624m2 đất để phát triển GTNT. Từ đầu năm, đơn vị cung ứng xi măng cũng đã chuyển về cho các xã 75.635 tấn xi măng để bê-tông hóa đường giao thông. Trên cơ sở đó, các địa phương đã mở mới 71km đường nông thôn; rải cấp phối hơn 89km; bê-tông hóa 509km...

Trong phong trào thi đua vệ sinh môi trường nông thôn, Ban chỉ đạo các cấp đã tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu trong việc làm nhà vệ sinh, chuồng trại gia súc. Đặc biệt, các khu dân cư đã đưa tiêu chí làm nhà vệ sinh, chuồng trại gia súc thành tiêu chuẩn để xét gia đình, thôn bản văn hóa. Nhờ đó, năm 2013, tỉnh đã có thêm 7.721 hộ xây được nhà tiêu hợp vệ sinh, nâng số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh lên con số 73.797 (đạt 65,5% hộ gia đình nông thôn); xây mới 6.018 chuồng trại chăn nuôi.

Một điều dễ nhận thấy là, tại nhiều vùng nông thôn, rác thải đã được bà con để vào nơi quy định, tình trạng xả rác bừa bãi ra đường làng giảm hẳn. Hàng ngày, sẽ có hơn 300 tổ thu gom đưa rác thải đến các hố chôn lấp. Ngoài ra, năm vừa qua nhân dân các địa phương cũng đã xây mới 1.405 hầm biogas; 20.898 hộ có hố ủ phân; 17 công trình cấp nước sinh hoạt được nâng cấp hợp vệ sinh...

Ông Giàng A Tráng, thành viên tổ Tuyên vận thôn Mào Sao Phìn, xã Sín Chéng (huyện Si Ma Cai), cho biết: “Năm 2013, chúng tôi đã tuyên truyền, vận động 19 hộ làm bể biogas, chuồng nuôi nhốt gia súc”. 

Tỷ lệ phát triển hạ tầng thấp nhất nước

Tuy nhiên, không phải địa phương nào ở miền núi phía Bắc cũng làm tốt như Lào Cai. Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, sau hơn 3 năm XDNTM, hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực miền núi phía Bắc (MNPB) đã có bước phát triển vượt bậc, nhất là về giao thông, điện, xóa nhà tạm... Thế nhưng, do địa hình hiểm trở, dân cư phân tán nên tỷ lệ phát triển hạ tầng của khu vực vẫn thấp nhất cả nước.

Theo ông Trần Nhật Lam, Phó chánh văn phòng điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM, thời gian qua, đầu tư xây dựng hạ tầng đều được các tỉnh trong khu vực quan tâm chỉ đạo, coi là khâu đột phá trong XDNTM. Một số tỉnh còn nhiều khó khăn như Tuyên Quang, Bắc Giang, Phú Thọ… cũng có chính sách sáng tạo như hỗ trợ mua xi măng làm đường GTNT và công trình thủy lợi; vận động cộng đồng dân cư hiến đất, đóng góp tiền, công lao động và vật lực khác cho xây dựng... Dù có nhiều nỗ lực, song hạ tầng của khu vực vẫn rất khó khăn và đang là “điểm nghẽn” chính làm cản trở sự phát triển chung của khu vực.

Trong đó, về giao thông, hiện cả nước có gần 50 xã chưa có đường giao thông đến trung tâm thì MNPB chiếm 80% số xã; tỷ lệ xã đạt tiêu chí về giao thông, điệnnước sạch, cơ sở vật chất văn hóa chỉ bằng 20-30% so với cả nước.

Ngoài ra, đến nay nhiều xã ở MNPB cũng mới hoàn thành quy hoạch chung, còn thiếu các quy hoạch chi tiết, cụ thể: mới có 30% số xã có quy hoạch sản xuất nông nghiệp; 40% số xã có quy hoạch chi tiết hạ tầng và 30% số xã có công bố quy hoạch. Nhiều huyện cũng chưa có quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2020 nên thiếu căn cứ cho các xã quy hoạch sản xuất, quy hoạch hạ tầng có kết nối vùng.

Theo ông Lam, nguyên nhân của tình hình trên là do các xã miền núi thường có diện tích lớn gấp nhiều lần các xã đồng bằng, tài liệu đo đạc khảo sát gốc phần lớn là thiếu. Để có căn cứ quy hoạch thì rất cần phải khảo sát, đo đạc, trong khi nhà nước chỉ hỗ trợ 150 triệu đồng/xã, đủ cho quy hoạch chung chứ không có kinh phí thực hiện các quy hoạch chi tiết, cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng sau quy hoạch…

Từ thực tế này thấy, muốn XDNTM ở các tỉnh MNPB, một cơ chế hỗ trợ đặc thù cần được tính đến, việc xét các tiêu chí cũng cần phù hợp với từng vùng, đồng thời phải có giải pháp thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp để có thêm nhiều nguồn lực.
Nguyễn Trí Long
  Nguồn: kinhtenongthon.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 174


Hôm nayHôm nay : 40053

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1285413

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72968122