20:47 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xuất khẩu nông sản 2013: Nhiều mặt hàng tỷ đô

Thứ năm - 14/02/2013 21:57
(Dân Việt) - Dù kinh tế khó khăn, nhưng năm 2012 vẫn là năm đầy thành công cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu (XK) của Việt Nam. Liệu XK nhóm mặt hàng này có tiếp tục vượt khủng hoảng, làm nên các kỳ tích?

NTNN đã có cuộc trao đổi với bà Dương Phương Thảo - Phó Cục trưởng Cục XNK (Bộ Công Thương) xung quanh vấn đề này...

Thưa bà, thành công trong XK các mặt hàng nông sản sẽ tạo thuận lợi gì cho XK nhóm mặt hàng này năm nay?

- Có thể nói, năm 2012 là năm có nhiều kỷ lục về XK ở nhiều ngành hàng nông sản. Trước hết là kỷ lục XK gạo. Cà phê cũng là một mặt hàng nông sản chủ lực có sự tăng trưởng mạnh về sản lượng XK lần đầu tiên giá trị XK vượt qua ngưỡng 3 tỷ USD. XK cao su không chịu thua kém về mặt tăng sản lượng, với việc lần đầu tiên đạt mức 1 triệu tấn. Năm 2012 cũng ghi nhận kỷ lục về lượng trong XK hạt điều.

Xuất khẩu nông sản tại cảng Hải Phòng.

Nhưng mức tăng sản lượng XK ấn tượng nhất là ở nhóm hàng sắn. Năm 2012, sắn đã đạt kỷ lục XK 3,898 triệu tấn, tăng 58,9% so với cùng kỳ 2011, vượt xa kỷ lục về lượng của cả năm 2011 là 2,68 triệu tấn. Với lượng XK tăng rất mạnh như trên, XK sắn cũng đã lần đầu tiên lọt vào nhóm mặt hàng "tỷ đô". Hai nhóm hàng nông sản chủ lực là gỗ và rau quả, giá trị XK cũng có sự tăng trưởng khá để đạt những kỷ lục mới. Với những kỷ lục như trên, các mặt hàng nông sản chủ lực sẽ tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng trên thị trường nông sản thế giới trong năm nay.

Nhưng nhìn kỹ vào từng ngành hàng nông sản chủ lực XK này, lại thấy chủ yếu là tăng về lượng, còn về "chất" vẫn có nhiều hạn chế; nghĩa là XK các mặt hàng nông sản của ta chưa thật bền vững. Điều này sẽ gây khó khăn gì cho năm 2013, thưa bà?

- Công bằng mà nói, tuy có nhiều mặt hàng nông sản xếp nhất nhì thế giới về XK, song đến nay, nông sản VN XK vẫn chưa làm chủ được thị trường thế giới. Hầu hết các mặt hàng đều tăng mạnh về số lượng, nhưng giá trị lại tăng rất thấp, không tương xứng với sản lượng.

Điều này cho thấy thực tế là, nhiều mặt hàng nông sản XK của nước ta đang chạy đua với thế giới về lượng, còn chất thì vẫn chưa được cải thiện. Chúng ta mới chỉ XK nguyên liệu thô, không có thương hiệu, giá trị gia tăng thấp, kinh doanh kém hiệu quả. Nếu không sớm cải thiện những "lỗ hổng" này thì đến lúc nào đó, XK nông sản của chúng ta sẽ rất khó khăn vì không thể cứ tăng mãi về lượng được.

Vậy theo bà phải làm sao để XK nông sản VN của chúng ta bền vững, thực sự đem lại lợi ích lớn?

- Tôi cho rằng, các mặt hàng nông sản XK của ta đã đến lúc nên phát triển về "chất". Chúng ta cần phải đưa ra chiến lược XK nông sản khôn ngoan bằng cách nâng cao chất lượng, giá trị. Để duy trì, nâng cao vị trí thống lĩnh thị trường nông sản thế giới, mang lại lợi ích xứng đáng cho nông dân, đòi hỏi ngành công nghiệp chế biến cũng phải tăng tốc để nông sản VN thoát cảnh xuất thô.

Bên cạnh việc khơi thông thị trường, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp XK nông sản thì việc tận dụng các lợi thế từ Hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ là những giải pháp chính để đạt được mục tiêu XK nông sản trong năm 2013. Thực tiễn những năm qua, khả năng tận dụng tốt những cơ hội do tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và việc gia nhập WTO đã giúp kim ngạch XK của VN liên tục tăng trưởng. Cụ thể, từ 48,6 tỷ USD năm 2007 thì sau 5 năm gia nhập WTO, kim ngạch XK đã tăng lên mức 114,6 tỷ USD vào năm 2012, với tốc độ tăng trưởng bình quân của cả giai đoạn vào khoảng 21,6%/năm. Trong đó, kim ngạch XK tăng dần hàng năm đã đưa nước ta vào nhóm các nước XK hàng đầu thế giới về gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, cao su...

Bà có dự báo gì về tình hình XK của một số mặt hàng cụ thể trong năm nay?

- Dự báo XK nông sản năm 2013 sẽ tiếp tục gặp khó về giá và thị trường. Đến thời điểm này, vẫn chưa có hợp đồng XK gạo số lượng lớn nào được chuyển qua năm 2013, khó khăn của nhiều doanh nghiệp XK gạo hiện nay là thiếu hợp đồng với số lượng lớn, XK chủ yếu thông qua hợp đồng thương mại, số lượng nhỏ, giá thấp và rủi ro cao. Hay mặt hàng cao su, nhiều khả năng giá mủ cao su tiếp tục ở mức thấp trong năm 2013 do tín hiệu phục hồi của các thị trường nhập khẩu chưa khả quan. Mặt hàng hạt tiêu dù XK tốt nhưng doanh nghiệp hiện mới chỉ quan tâm vào một số thị trường truyền thống, không mở rộng được thị trường mới...

Vậy Bộ Công Thương có giải pháp gì để tháo gỡ khó khăn cho XK nông sản năm nay?

- Bộ Công Thương sẽ tăng cường xúc tiến thương mại cấp quốc gia, nhất là với các nước khu vực châu Phi có nhu cầu nhập gạo thường xuyên để ký kết thỏa thuận thương mại gạo theo các hợp đồng Chính phủ, hạn chế mua bán qua trung gian. Chúng tôi cũng nhận được đề xuất của VFA về việc cho phép doanh nghiệp được XK các loại gạo nếp, tấm, gạo thơm vào thị trường XK gạo có hợp đồng tập trung (thị trường do VFA chỉ định đầu mối).

Bộ NNPTNT cũng cần định hướng cho người nông dân tăng sản lượng lúa chất lượng cao, nhất là lúa thơm để nâng cao giá trị sản phẩm, phù hợp với yêu cầu của thị trường cao cấp, hạn chế cạnh tranh ở thị trường giá thấp. Bên cạnh đó, các hiệp hội cũng đang kiến nghị Chính phủ xem xét cho doanh nghiệp ngành nông nghiệp được vay vốn với lãi suất ưu đãi (cà phê, gạo, hạt tiêu, hạt điều, thủy sản...) nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất và XK. Tôi cho rằng, nếu thực thi các giải pháp đồng bộ thì XK nông sản năm nay vẫn sẽ khả quan.

Xin cảm ơn bà!

Giúp cá tra vượt khủng hoảng

Theo Bộ NNPTNT, năm 2012, ngành cá tra đối diện với rất nhiều khó khăn. Đặc biệt từ cuối tháng 4.2012, giá cá giống bắt đầu giảm chỉ còn 700-900 đồng/con (trước đó giá từ 2.500-2.700 đồng/con), giá thức ăn tăng tới gần 40% trong vòng 3 tháng đầu năm, và tiếp tục tăng 600 đồng/kg trong 6 tháng tiếp theo, đẩy giá thành sản phẩm tăng trong khi thị trường xuất khẩu cá tra chưa hồi phục, giá thu mua không hấp dẫn.

Do vậy, dù con số kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2012 đạt 1,8 tỷ USD (tương đương năm 2011) đã thể hiện rõ kết quả nỗ lực vượt khó của cộng đồng người nuôi, các doanh nghiệp nhưng lợi nhuận không cao, thậm chí một số thua lỗ. Vì vậy, những hộ nuôi cá tra nhỏ lẻ sẽ gặp khó khăn trong tái sản xuất, nguồn nguyên liệu cho năm 2013 sẽ tiếp tục thiếu. Chính phủ đã tập trung gỡ khó về vốn cho doanh nghiệp sản xuất cá tra, Bộ NNPTNT cũng có dự án thay thế 100.000 con cá hậu bị có tính trạng di truyền cao để đảm bảo nguồn cá giống. Các nỗ lực này sẽ hỗ trợ cá tra tiếp tục vượt khó trong khủng hoảng.

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 216


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1073466

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72756175