Đặc sản Cam Khe Mây Hà Tĩnh |
Hàng chục năm gắn bó với nghề trồng cam chưa bao giờ ông Lê Hoàng Tạo ở xóm 5, xã Hương Thọ, huyện Vũ Quang lại thấy thuận lợi như những năm gần đây. Được hỗ trợ trong sản xuất, bảo hộ về nhãn hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ và Cam Vũ Quang đã khẳng định được thương hiệu nên thu nhập của gia đình ông cũng như các hộ trồng cam nơi đây ngày càng được nâng cao.
Ông Lê Hoàng Tạo (xóm 5, xã Hương Thọ, huyện Vũ Quang) bên vườn cam trĩu quả |
Hiện nay, nhiều sản phẩm đặc sản đã được đầu tư bài bản từ việc chọn giống, canh tác, thu hoạch đến việc dán tem truy suất nguồn gốc, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết, chỉ dẫn địa lý, xúc tiến thương mại… Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn loay hoay trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Do đó, để giải quyết ổn thỏa bài toán đầu ra cho người dân, cần phải liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất với doanh nghiệp, chính quyền địa phương và các tổ chức.
Có thể khẳng định, những năm gần đây việc bảo hộ Sở hữu trí tuệ cho sản phẩm đã có tác động tích cực tới sự phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao giá trị đặc sản địa phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các sản phẩm làng nghề, đặc sản của Hà Tĩnh đang gặp nhiều khó khăn về thương hiệu. Trong số 30 đặc sản của các địa phương thì nay mới chỉ có 6 sản phẩm được đăng ký bảo hộ.
Từ thực tế trên cho thấy, nếu bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản địa phương không được quan tâm đúng mức thì các sản phẩm nông nghiệp, đặc sản có giá trị của các địa phương có thể thua ngay trên sân nhà. Do đó, việc sử dụng công cụ Sở hữu trí tuệ để nâng cao giá trị cho các sản phẩm đặc sản địa phương cần có sự phối hợp, tham gia tích cực của các cấp, các ngành có liên quan, để sản phẩm đặc sản của các địa phương ở Hà Tĩnh phát triển một cách bền vững./.
Theo Tuệ Trang/hatinhtv.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn