18:02 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cánh đồng mẫu lớn lãi lớn

Thứ tư - 26/09/2012 09:51
Chương trình “Cánh đồng mẫu lớn” (CĐML) SX lúa theo hướng VietGAP vụ HT 2012, tỉnh Kiên Giang dự kiến triển khai thực hiện 10 cánh đồng, quy mô từ 100-300 ha/cánh đồng trên địa bàn các huyện trọng điểm SX lúa như: Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao, Hòn Đất, An Minh và TP Rạch Giá. Theo đánh giá, SX theo mô hình này nông dân đạt lợi nhuận khá cao do giảm được chi phí đầu tư, lúa bán giá cao hơn thông thường từ 150-200 đồng/kg.
 

Cơ giới hóa trong SX giúp giảm chi phí SX ở CĐML tại Kiên Giang

Ông Nguyễn Quang Thanh, Tổ trưởng Tổ hợp tác (THT) số 8, xã Sơn Kiên, Hòn Đất cho biết: “Đây là năm đầu tiên các hộ nông dân trong THT của chúng tôi được tham gia chương trình CĐML với quy mô 151 ha. Lúa đã thu hoạch xong, vừa trúng mùa vừa trúng giá nên hộ nào cũng lãi lớn, phấn khởi lắm”.

Theo ông Thanh, tham gia vào chương trình này nông dân được hỗ trợ 4.000 đồng/kg lúa giống (chênh lệch giữa lúa hàng hóa và lúa giống cấp xác nhận) cộng thêm 150 đồng/kg phí vận chuyển tới nhà và tiền vật tư 586.000 đồng/ha (chủ yếu là các loại phân hữu cơ, vi sinh). Ngoài ra, chương trình còn có sự tham gia của các đơn vị SX-KD phân bón như: Cty Dasco (phân bón Dasvila), Cty TNHH Thanh Xuân (phân bón Đại Nông) và Cty CP Nông nghiệp GAP. Các Cty này sẽ hỗ trợ nông dân bằng cách cung cấp sản phẩm với giá gốc (không qua đại lý), bán thiếu tới cuối vụ không tính lãi... Do đó nông dân không chỉ mua được phân bón giá rẻ hơn thị trường mà còn yên tâm về chất lượng sản phẩm.

Gia đình ông Thanh có hơn 1 ha tham gia mô hình vừa thu hoạch được gần 7 lấn lúa. Nhờ làm giống lúa chất lượng cao OM 5451 nên khi vừa thu hoạch thương lái vào tận nơi trả giá lúa tươi 5.200 đồng/kg. Tuy nhiên, ông Thanh không bán mà đem về sấy khô bán được 6.150 đồng/kg. Sau khi trừ hết chi phí, vụ này gia đình ông còn lãi gần 21 triệu đồng.

Tương tự, các hộ nông dân khác tham gia mô hình này cũng đều lãi lớn, với mức lãi từ 18 triệu đồng/ha trở lên. Đây là mức lãi khá hấp dẫn đối với nông dân trồng lúa trong bối cảnh giá cả bấp bênh như hiện nay. “Cái được lớn nhất đối với nông dân chúng tôi khi tham gia mô hình CĐML chính là được tập huấn kỹ thuật, được hướng dẫn sử dụng các sản phân hữu cơ vi sinh thay thế dần các sản phẩm hóa học. Nhờ đó, giảm được chi phí đầu tư, chất lượng sản phẩn làm ra được nâng lên, giá bán cao hơn nên đạt lợi nhuận cao”, ông Thanh chia sẻ.

Tại xã Tân Hiệp A, huyện Tân Hiệp, vụ HT này có 79 hộ nông dân tham gia mô hình CĐML với diện tích 170 ha, năng suất lúa thu hoạch trung bình đạt gần 6 tấn/ha. Nhiều hộ nông dân sau khi thu hoạch lúa đã sấy khô trữ lại chờ giá, đang rất phấn khởi khi giá lúa đã tăng khoảng 1.000 đồng/kg so với thời điểm thu hoạch rộ.

Theo ông Nguyên, thời gian tới trung tâm sẽ tiếp tục mở rộng hoặc tăng thêm số cánh đồng nhằm đạt 100% kế hoạch đã đề ra. Mời các Cty kinh doanh lúa gạo tham gia để ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân. Cuối mỗi vụ, sẽ tổ chức hội thảo đánh giá hiệu quả chương trình, đồng thời tạo điều kiện cho nông dân trao đổi kinh nghiệm để tự nhân rộng mô hình ra các vùng lân cận.

Một số hộ cho biết, nếu bán lúa ngay thời điểm thu hoạch thì trung bình lãi khoảng 15 triệu đồng/ha. Còn hộ nào trữ lại tới thời điểm này lãi lên đến 19-20 triệu đồng/ha. Nông dân Tân Hiệp vốn có trình độ thâm canh lúa rất cao, nên khi tham gia CĐML họ làm rất bài bản, lúa đạt năng suất cao, giá thành hạ, lợi nhuận cao.

Ông Phù Khí Nguyên, PGĐ Trung tâm KN-KN Kiên Giang cho biết, theo kế hoạch, chương trình CĐML SX lúa theo hướng VietGAP của tỉnh vụ HT 2012 là 1.320 ha. Tuy nhiên, do gặp một số khó khăn, địa phương triển khai không kịp nên diện tích thực tế chỉ đạt 863 ha.

"Ngoài các địa phương có thế mạnh về SX lúa, chúng tôi còn chú trọng đưa mô hình về các xã đang thực hiện chương trình nông thôn mới như: Tân Hiệp A (Tân Hiệp), Mong Thọ A (Châu Thành), Thạnh Hưng (Giồng Riềng), Mỹ Hiệp Sơn (Hòn Đất) và Phi Thông (TP Rạch Giá). Qua đó sẽ giúp địa phương phát triển SX, nâng cao thu nhập cho người dân", ông Nguyên nói.

Được biết, vướng mắc lớn nhất của Kiên Giang trong việc thực hiện CĐML thời gian qua chính là khâu tiêu thụ sản phẩm do không có DN kinh doanh lúa gạo nào chịu ký hợp đồng bao tiêu cho nông dân. Điều đáng mừng là trong vụ HT này đã có 2 DN là Cty TNHH Thương mại Kiên An Phú và Cty TNHH Lương thực Thuận Phát trực tiếp tham gia thu mua lúa cho nông dân SX CĐML.

Đ.T.CHÁNH 
Nguồn:nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: cánh đồng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 320

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 319


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 990421

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71217736