02:45 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chàng trai hiến đất

Thứ ba - 09/10/2012 22:31
Một thanh niên ở Hà Tĩnh đã tình nguyện hiến 500 m2 đất trị giá hàng trăm triệu đồng để mở đường vào khu tái định cư.

 

Đó là chàng trai Lê Văn Thủy (30 tuổi, ở thôn Nhân Thắng, xã Kỳ Phương, H.Kỳ Anh). Năm 2008, khi dự án gang thép Formosa được hình thành ở phía nam Hà Tĩnh, nằm trên địa bàn 5 xã: Kỳ Lợi, Kỳ Liên, Kỳ Phương, Kỳ Long, Kỳ Thịnh, H.Kỳ Anh thì có hàng ngàn người dân nằm trong diện di dời tái định cư. Năm 2007, sau 3 năm đi lao động tại Qatar gom góp được 250 triệu đồng, Thủy mua hẳn mảnh đất đồi hơn 1.200 m2 với ý định ngày về quê mở trang trại lập nghiệp. Không ngờ khu vực đất mua lại nằm trong diện tái định cư của xã Kỳ Phương. Nơi đất anh ở là trục đường chính dẫn vào khu tái định cư, xã phải lấy đất mở đường. Thời điểm đó, nhiều người bảo “thằng” này thế mà may, mua đất rẻ giờ lại được đền bù. Nhưng mọi suy đoán đều trật khi Thủy tuyên bố, xã lấy bao nhiêu đất, anh hiến trọn bấy nhiêu.

 

Chàng trai hiến đất 
Lê Văn Thủy (bìa phải) và khu vực đất anh hiến để mở đường vào khu tái định cư xã Kỳ Phương - Ảnh: T.H

 

“Thời điểm hiến đất tôi là chàng trai trẻ, chưa vợ, mới đi lao động nước ngoài về, rất hăng say. Giờ tôi có nhà, có vợ, sắp có con, việc hiến đất tôi xem như một nghĩa cử cao đẹp. Tôi hiến gần 500 m2 đất theo giá hiện hành 900.000 đồng/m2, tổng trị giá khoảng 500 triệu đồng, tôi chỉ nhận tiền hỗ trợ gần 40 triệu đồng san lấp mặt bằng (vì khi mua đất đây là vùng trũng). Đã làm tình nguyện thì không nên suy nghĩ, sống là nghĩ về lâu dài nên phải có tình nghĩa”, Thủy tâm sự.

Ông Trần Đình Thành, Chủ tịch UBND xã Kỳ Phương, chia sẻ: “Cái được ở Thủy là dám nghĩ, dám làm, dám hy sinh sức trẻ cống hiến cho xã hội. Chúng tôi đánh giá rất cao việc làm của anh Thủy”.

Con đường vào khu tái định cư của xã Kỳ Phương nay đã rất đẹp, những ngôi nhà khang trang mọc lên dày đặc. Người dân bắt đầu định hướng cho việc mở nhà hàng, quán xá, xây khách sạn. Vợ chồng Thủy khởi nghiệp bằng việc mở quán cà phê, nhà ăn. Nhìn đôi vợ chồng trẻ với khát vọng làm giàu trên vùng đất khó, nhiều người tin Thủy sẽ thành công.

Trương Hoa

Theo thanhnien.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 237


Hôm nayHôm nay : 28756

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 979785

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72662494