14:33 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chuyện hiến đất ở xóm đạo Thạch Hạ

Chủ nhật - 14/10/2012 23:10
Tấc đất vốn được ví như "tấc vàng", ấy vậy mà ở xóm đạo ven đô Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh), khi chính quyền kêu gọi, người dân đã hiến hàng chục, thậm chí là hàng trăm m2 đất để mở đường, xây dựng nông thôn mới (NTM).
 
Gia đình bà Nguyễn Thị Phong ở xóm Trung lùi tường rào để hiến đất, mở đường.  
 
Ba lần hiến đất mở đường

Năm nay ngoài 80 tuổi, nhưng trông cụ Từ Thị Hảo ở thôn Liên Hà, xã Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) vẫn khá minh mẫn. Theo cụ Hảo, để làm được việc lớn, bất luận thời kỳ nào, người dân cũng phải biết hy sinh quyền lợi cá nhân vì lợi ích chung của xã hội. Trước đây, vì độc lập, tự do của dân tộc, hàng nghìn gia đình trên mảnh đất gian khổ này đã tự tháo dỡ nhà cửa lót đường cho xe qua với khẩu hiệu: "Xe chưa qua, nhà không tiếc". Mới đây thôi, trên ti-vi, cụ đã chứng kiến hàng nghìn hộ gia đình ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tháo dỡ nhà cửa, đến nơi ở mới,  nhường đất  phục vụ các dự án công trình phát triển kinh tế của tỉnh nhà. "So với những chuyện đó thì chúng tôi hiến tặng vài chục hay vài trăm m2 đất để phục vụ chính cuộc sống của mình thì có ăn thua gì hả chú" - cụ Hảo thổ lộ.

 Cả đời làm lụng vất vả, tài sản duy nhất mà cụ để lại cho mấy đứa con chính là mảnh vườn rộng hơn 500 m2. Mặc dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng các con của cụ không vì thế mà tranh giành đất đai hương hỏa. Theo tâm nguyện của người chồng quá cố, mảnh đất được trao lại cho đứa con trai thứ hai Nguyễn Văn Công chăm lo nhà cửa, hương khói. Biết chúng tôi đến đây để tìm hiểu câu chuyện hiến đất mở đường, cụ Hảo chỉ tay về con đường bê-tông nằm trước ngõ chậm rãi kể, hồi năm 1999, con đường chạy qua nhà tôi còn nhỏ lắm, đường lại nằm gần hói, cho nên hễ mưa xuống, chuyện đi lại của mấy gia đình cực kỳ khó khăn. Ngày đó, chúng tôi đã tự nguyện mở một con đường cấp phối ngay trong mảnh đất của gia đình, để bà con đi lại đỡ khó khăn. Ðến năm 2006, khi chính quyền có chủ trương làm giao thông nông thôn, một lần nữa chúng tôi lại cắt đất vườn của mình để mở rộng đường, rồi góp công, của làm đường bê-tông.

Tiếp lời cụ Hảo, anh Nguyễn Văn Công cho biết thêm, đợt này mở rộng mặt đường từ 4 m lên 7 m, mảnh vườn của gia đình anh tiếp tục bị ảnh hưởng. "Sau khi đo đạc, kiểm đếm, cán bộ xã và thôn đã đến vận động gia đình hiến tặng số diện tích bị ảnh hưởng. Ban đầu chúng tôi cũng băn khoăn, vì với giá đất gần hai triệu đồng/m2 như hiện nay, thì 80 m2 đất tính ra cũng được kha khá tiền. Nhưng nghĩ lại, ngày xưa bố mẹ mình khó khăn như thế mà vẫn hiến tặng đất để mở đường chẳng lẽ giờ mình lại hẹp hòi. Với lại, cả xóm, cả làng này nhà nào cũng hiến tặng chứ có riêng gì nhà mình đâu !" - Anh Công tâm sự.

Trưởng xóm Liên Hà Từ Công Dũng cho biết: Không riêng gì gia đình anh Nguyễn Văn Dũng, hầu hết các hộ dân trong thôn đều đã hai đến ba lần hiến đất để làm đường giao thông nông thôn. Cứ mỗi lần  làm đường thì tinh thần tự nguyện, đoàn kết của bà con trong xóm lại được phát huy. Cũng theo ông Từ Công Dũng, thực hiện Chương trình quốc gia về NTM, thôn được quy hoạch và bê-tông hóa chín km đường giao thông. Tuy nhiên, hiện số đường này đang nằm trong diện phải nâng cấp do chưa bảo đảm chiều rộng mặt đường theo tiêu chí NTM. Trong kế hoạch, thôn Liên Hà sẽ xây dựng, mở rộng 4,6 km đường trục xóm ở năm tuyến đường chính. Trong đợt 1 năm 2012, Ban cán sự thôn bàn bạc, lựa chọn 1,9 km tuyến chính để làm trước. Riêng đợt này đã có 87/227 hộ gia đình bị ảnh hưởng. Ðến thời điểm này, 100% số hộ gia đình đã tự nguyện hiến đất, sẵn sàng cho công tác thi công.

Cũng theo trưởng xóm Từ Công Dũng, không phải ngẫu nhiên mà bà con nơi đây luôn sẵn sàng nhường đất, làm đường. Ðể vận động được bà con tự nguyện tháo dỡ tài sản, vườn tược để làm đường cũng có lúc này lúc khác, không phải ai cũng đồng lòng ngay từ đầu. Vấn đề quan trọng nhất là làm thế nào để bà con thấy được lợi ích trước mắt của việc mình làm, và sẵn sàng hy sinh vì lợi ích lâu dài mà chúng ta đang hướng đến. Ðối với những trường hợp chưa thuận, tùy theo đối tượng, các đoàn thể mặt trận huy động các thành viên, hội viên đến từng gia đình để vận động, thuyết phục. Ðã không ít lần, ban cán sự xóm phải dùng đến áp lực của dư luận để đả thông tư tưởng cho người dân.

Xóm đạo tiên phong

Thạch Hạ có 5.760 khẩu, trong đó 63% bà con theo đạo Thiên chúa giáo. Từ trước đến nay, bà con lương giáo nơi đây luôn đoàn kết một lòng, đồng tâm chung sức xây dựng quê hương đất nước. Xóm Trung là xóm đạo toàn tòng, mặc dù đời sống của bà  con nơi đây còn nhiều vất vả, nhưng xóm Trung luôn được đánh giá là đơn vị dẫn đầu trong các phong trào thi đua của địa phương. Trong đợt ra quân đầu Xuân năm 2012 làm đường giao thông nông thôn,  xây dựng NTM, nhiều hộ gia đình giáo dân ở xóm Trung đã xung phong hiến đất, họ không chỉ góp tiền xây dựng các công trình mà còn vận động con cháu tháo dỡ tường rào, cây cối để mở đường, xây dựng các công trình phúc lợi. Nhà bà Lê Thị Hồng là gia đình đầu tiên ở xóm Trung hiến đất trong đợt ra quân làm giao thông nông thôn này. Ngay cả đến diện tích đất của gia đình hiến cho việc mở rộng đường là bao nhiêu, bà cũng không biết chính xác. Nhưng một lý lẽ đơn giản nhất mà bà biết rõ, đó là việc hy sinh phần đất của gia đình là hợp tình, hợp lý. Bà Hồng bày tỏ: "Giờ là thành phố rồi. Phải làm đẹp đường, đẹp xóm, làm răng cho được như thành phố chứ. Tính toán chi vài mét đất mà để đường làng ngõ xóm nhỏ hẹp, bẩn thỉu coi răng được !".

Nét mới trong phong trào hiến đất ở xóm Trung, đó là có sự tham gia ủng hộ nhiệt tình của Linh mục và Hội đồng mục vụ. Theo ông Nguyễn Văn Thế - Hội đồng mục vụ giáo xứ An Nhiên, trong những lần sinh hoạt tôn giáo, việc hiến đất mở đường cũng thường xuyên được đề cập. Linh mục thường giáo huấn, hiến đất mở đường, xây dựng các công trình phúc lợi là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện phương châm "Sống tốt đời, đẹp đạo" mà Chúa hằng mong ước.

Trưởng xóm Trung Lê Ðức Luận cho biết: Hiện, xóm Trung đang cắm mốc giải tỏa 1,8 km đường trục chính vào trung tâm xóm, có 37 hộ bị ảnh hưởng, diện tích ảnh hưởng của nhà nhiều nhất là 50 m2. Ðặc biệt, nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhưng khi chính quyền kêu gọi, vận động, họ sẵn sàng hy sinh lợi ích riêng của mình để đồng hành cùng làng xóm. Trường hợp gia đình anh Lê Ngọc Huy là một điển hình.

Rồi đây, khi các con đường được xây dựng, ngõ xóm được mở rộng thì chính những người dân địa phương được hưởng lợi nhiều nhất. Việc hiến đất mở đường ở xóm đạo này sẽ góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM và làm giàu cho địa phương ở cửa ngõ phía bắc TP Hà Tĩnh, và có sức lan tỏa sang các địa phương khác.

 

 
 Bài, ảnh:  Thành Châu- Ngô Tuấn
   
     Nguồn: nhandandientu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 490

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 487


Hôm nayHôm nay : 70793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1532359

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74579330