20:32 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ba Tơ đột phá bằng nông nghiệp

Thứ ba - 03/03/2015 10:34
Không chỉ anh hùng trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Ba Tơ hiện là địa phương đang dẫn đầu về phát triển kinh tế trong các huyện miền núi, hải đảo của tỉnh Quảng Ngãi.

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày khởi nghĩa Ba Tơ (11.3.1945-11.3.2015), phóng viên NTNN đã có cuộc trò chuyện với ông Lê Hàn Phong (ảnh nhỏ) - Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ về sự thay đổi của địa phương.

 


Một góc trung tâm huyện Ba Tơ.    C.X
Theo ông Lê Hàn Phong, cũng như các huyện miền núi khác trong tỉnh, hơn 2/3 dân số của Ba Tơ là đồng bào thiểu số người H're nên trình độ dân trí, nhận thức của người dân còn khá thấp. Bên cạnh đó sự tồn tại của nhiều hủ tục, tập quán và hình thức canh tác, sản xuất xuất lạc hậu, dựa vào tự nhiên... dẫn đến một thời gian khá dài trước đó, cuộc sống người dân nơi đây vô cùng cực khổ. Tuy nhiên được sự quan tâm hỗ trợ, đầu tư từ các cấp ngành trung ương và tỉnh; sự mạnh dạn và quyết tâm của chính quyền địa phương trong việc triển khai thí điểm và đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật, mô hình cây con mới... vào áp dụng, những năm gần đây đã dần dần tạo nên sự chuyển biến, thu nhập của các hộ gia đình ngày được cải thiện, nâng cao.

Dường như Ba Tơ đã chọn nông nghiệp là bước đột phá đầu tiên để cải thiện cuộc sống người dân?

- Đúng vậy, kinh tế chủ yếu của huyện là nông nghiệp, cho nên đây phải là lĩnh vực được chúng tôi quan tâm nhiều nhất. Từ nhiều năm qua, cùng với hoàn tất việc thực hiện chủ trương chuyển đổi gieo sạ cây lúa từ 3 vụ/năm, sang 2 vụ/năm, nhiều giống lúa mới được huyện đưa vào để thay thế các giống cũ; cơ giới hóa trong sản xuất được tăng cường... Nhờ vậy năng suất lúa của Ba Tơ hiện cao nhất trong các huyện miền núi của tỉnh. Trong đó, riêng năm 2014 đạt gần 45,5 tạ/ha/vụ, tăng hơn 16,5 tạ/ha/vụ so với năm 2000. Chúng tôi đã đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn huyện.

Đối với cây mía, huyện đã phối hợp với Nhà máy Đường Phổ Phong (Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi) áp dụng giải pháp khoa học công nghệ trên vùng đất gò, đồi (sử dụng máy móc, phân bón...) nhờ vậy đã hạn chế tối đa tình trạng xói mòn, tăng hiệu quả kinh tế, tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng, sản lượng. Từ chỗ năng suất chỉ trên dưới 47 tấn/ha và chữ đường 7-8 CCS thì nay đã lên gần 70 tấn/ha, với chữ đường đạt từ 10-11 CCS, diện tích hiện trên 1.000ha, gấp đôi so với 10 năm trước.

Về chăn nuôi, thay vì thả rông trâu bò như trước, người dân đã biết làm chuồng để nhốt, trồng cỏ lấy thức ăn và nhờ phát triển theo hướng lai sind để tăng trọng lượng, nâng cao chất lượng thịt. Ước tính đến cuối năm 2014, tổng đàn gia súc của huyện là 63.140 con, tăng gần 1/3 so với trước...

Một thế mạnh khác của Ba Tơ là kinh tế rừng, hiện lĩnh vực này được định hướng phát triển thế nào?

- Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nên ý thức của người dân Ba Tơ trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng chuyển biến tốt hơn. Phong trào trồng rừng nguyên liệu (keo, bạch đàn) phát triển mạnh, với diện tích trồng và khai thác hàng năm khoảng 4.000ha, phục vụ cho 2 nhà máy nguyên liệu trên địa bàn huyện, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân, góp phần tăng thu nhập và làm giàu cho hàng ngàn gia đình. Tỷ lệ độ che phủ đất rừng năm 2014 đạt 70%, tăng từ 10-30% so với khoảng 10 năm trước đó. Đây là lĩnh vực kinh tế huyện xác định là ưu tiên phát triển để giúp nông dân thoát nghèo.

Được biết, Ba Tơ cũng là huyện được đánh giá cao về việc xây dựng nông thôn mới…

- Dù gặp nhiều khó khăn, thế nhưng sau hơn 3 năm triển khai, Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Ba Tơ cũng đạt một số kết quả. Trong đó, 1 xã đạt nằm trong nhóm 3 (đạt 10 -14 tiêu chí); 2 xã thuộc nhóm 4 (đạt 5-9 tiêu chí)... So với từ khi bắt đầu triển khai chương trình, tăng 1 xã từ nhóm 5 lên nhóm 3, tăng 2 xã từ nhóm 5 lên nhóm 4...

Xin cảm ơn ông!

Theo ông Lê Hàn Phong, năm 2015, Ba Tơ phấn đấu tăng tổng giá trị sản xuất kinh tế từ 10-11%. Trong đó: Nông-lâm-thủy sản tăng từ 6-7%; công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-xây dựng tăng từ 16-17%; thương mại-dịch vụ tăng 17-18%... Thu nhập bình quân đạt 26 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 5-7%. 
Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 417

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 416


Hôm nayHôm nay : 41569

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 531193

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70758508