Ông Bùi Như Ý - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Vĩnh Phúc cho biết: "Đến thời điểm hiện tại, Vĩnh Phúc đã ký được 18 hợp đồng BHNN thuộc 6/9 xã chọn làm thí điểm. Trong đó, có tới 16 hợp đồng của 280 hộ nghèo với 16 con trâu, 398 con bò, 235 lợn nái, 598 lợn thịt và 21.600 con gà và chỉ có 2 hợp đồng của hai hộ chăn nuôi không thuộc diện hộ nghèo thuộc địa bàn huyện Vĩnh Tường. Hiện chỉ có các hộ được hỗ trợ phí bảo hiểm 100%, họ mới tham gia, chứ bình thường, rất khó để dân bỏ tiền ra mua".
Không hợp lý với đàn lợn
Ông Trương Công Thắng- Trưởng phòng chăn nuôi (Sở NNPTNT Vĩnh Phúc) nhận xét: "Theo Quyết định 3035 của Bộ Tài chính về "Ban hành quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm", trong đó điều 9 có nêu, trường hợp chăn nuôi nhỏ lẻ, phải đạt 10% số vật nuôi bị rủi ro bệnh và dịch bệnh đối với quy mô toàn xã, người tham gia mới được bồi thưởng BHNN là không hợp lý và gây thiệt thòi cho người tham gia bảo hiểm".
Nông dân vẫn chịu thiệt
Theo ông Nguyễn Hữu Rong - Giám đốc Sở NNPTNT Thái Bình: "Khi triển khai BHNN đã xuất hiện một số bất cập như tham gia BHNN, thì từng người dân đóng tiền, nhưng theo quy định lại phải đánh giá thiệt hại của cả xã mới được đền bù. Nếu tính thiệt hại như thế thì chẳng bao giờ ở Thái Bình có thiệt hại diện tích lúa của cả một xã nên cũng chẳng cần BHNN".
Hiện toàn tỉnh Thái Bình có khoảng 84.000ha trồng lúa và có hệ thống kênh mương, thủy lợi khá tốt, thiệt hại gây ra hàng năm không lớn.
Nguồn: danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn