14:35 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bình Phước: Chọn điểm đột phá, không chạy theo phong trào

Thứ ba - 23/10/2012 20:07
Thực hiện phong trào thi đua “Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới”, theo kế hoạch, từ năm 2010 đến năm 2015, tỉnh Bình Phước chọn 20 xã xây dựng nông thôn mới (NTM). Là một tỉnh nghèo, Bình Phước thực hiện chương trình xây dựng NTM với xuất phát điểm thấp so với các địa phương khác, thế nhưng qua 2 năm triển khai, phong trào xây dựng NTM ở tỉnh Bình Phước đã đạt được một số kết quả bước đầu phấn khởi…

 

Công khai, dân chủ, thực hiện dân biết, dân bàn

Triển khai thực hiện phong trào thi đua “Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới”, tỉnh Bình Phước đã tiến hành khảo sát, xác định hiện trạng nông thôn của 92 xã trên địa bàn 10 huyện, thị để chấm điểm làm cơ sở xác định theo tiêu chí xây dựng NTM. Theo kết quả khảo sát, toàn tỉnh có 61 xã đạt từ 1 đến 5 tiêu chí; 27 xã đạt từ 5 đến 9 tiêu chí và 1 xã đạt 10 tiêu chí. Theo mục tiêu đề ra, đến năm 2015, tỉnh Bình Phước phấn đấu có 20% số xã đạt chuẩn NTM. Thực hiện chương trình xây dựng NTM, tỉnh Bình Phước đã đặt ra những mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể cho từng huyện, xã, đặc biệt là tại 20 xã đã được chọn xây dựng NTM. Không chạy theo phong trào, làm đến đâu chắc đến đó, sau 2 năm triển khai xây dựng, bộ mặt NTM tỉnh Bình Phước đã có nhiều thay đổi. Cơ sở hạ tầng như hệ thống điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế phục vụ cuộc sống sinh hoạt của người dân được đầu tư nhiều hơn. Đời sống của người dân được nâng cao từng bước. Người dân phấn khởi và tích cực tham gia đóng góp công sức, tiền của vào việc xây dựng NTM…

Chúng tôi đã về xã Minh Hưng - xã được chọn xây dựng NTM của huyện Chơn Thành. Xã Minh Hưng có 3.900 hộ với hơn 16.000 nhân khẩu. Xã có diện tích đất nông nghiệp gần 5.400ha, trong đó có 5.200ha đất trồng cây có giá trị kinh tế cao như cao su, tiêu, điều… Minh Hưng sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng 50% cơ cấu kinh tế, ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 30%; thương mại, dịch vụ chiếm 20%. Thu nhập bình quân đầu người 22 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 3%. Theo tiêu chí xây dựng NTM, xã Minh Hưng đạt 9/19 tiêu chí gồm hệ thống chính trị, an ninh trật tự, thủy lợi, bưu điện, thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động, giáo dục, môi trường.

Tìm hiểu về việc thực hiện chương trình xây dựng NTM của xã, tôi được đồng chí Nguyễn Văn Bằng, Chủ tịch UBND xã cho biết: Chương trình xây dựng NTM của xã giai đoạn 2010-2015 cần nguồn vốn đầu tư tới 132 tỷ đồng. Sau 2 năm triển khai, Minh Hưng mới được tỉnh Bình Phước phân bổ 1,8 tỷ đồng. Không trông chờ, ỷ lại vào cấp trên, Minh Hưng đã biết phát huy nội lực của dân theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Thực hiện chương trình xây dựng NTM, Minh Hưng tập trung vào việc triển khai những công trình thiết yếu như: Nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường giao thông, tu sửa đường điện, xây dựng khu chợ trung tâm xã, khu tập kết rác thải phục vụ cuộc sống của người dân.  Trước khi triển khai các công trình, UBND xã đều thông báo rộng rãi đến các hộ dân để nhân dân tham gia đóng góp và giám sát. Công khai, dân chủ, thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” . 

Đường giao thông nông thôn ở xã Minh Hưng do người dân đóng góp xây dựng

Dẫn tôi đi theo con đường bê tông liên ấp giữa ấp 1 và ấp 3 dài gần 1km vừa mới hoàn thành, đồng chí Nguyễn Văn Bằng cho biết: Trước đây, đoạn đường này là đường cấp phối đất đỏ, mùa mưa lầy lội, mùa khô bụi mù. Khi UBND xã đưa ra kế hoạch làm đường, bà con nhân dân đã hưởng ứng nhiệt tình. Trong đó gia đình các ông: Hoàng Ngọc Dư, Nguyễn Duy Phước và hàng trăm hộ dân khác đã hiến hàng nghìn mét vuông đất, đóng góp hàng trăm ngày công để xây dựng con đường. Có đường bê tông đi lại thuận lợi, người dân rất phấn khởi.

Chúng tôi được biết, so với tiêu chí xây dựng NTM, Minh Hưng còn thiếu 10 tiêu chí, nhưng Đảng ủy, UBND xã Minh Hưng xác định sẽ chỉ triển khai những công trình thực sự cấp bách, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân chứ nhất định không chạy theo chỉ tiêu, thành tích. Minh Hưng giờ đây đã có nhiều đổi thay. Đời sống người dân đã được cải thiện rõ rệt. Trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, trạm y tế được đầu tư xây dựng. Trẻ em đến tuổi đi học được cắp sách đến trường. Đến Minh Hưng, đi trên những con đường sạch sẽ, phẳng phiu, với cây xanh rợp bóng mát chúng tôi cũng biết thêm ở xã này đang thực hiện tiêu chí “3 xanh” là: Đường xanh, vườn xanh và nhà xanh. Các hộ gia đình đều tích cực cải tạo vườn và cảnh quan sân vườn theo hướng xanh hóa. Một môi trường xanh, sạch, đẹp đang dần trở thành hiện thực ở Minh Hưng.

Phát triển nhiều mô hình sản xuất hiệu quả        

Chúng tôi cũng đã đến xã Tân Lập, huyện Đồng Phú - xã được chọn làm xã điểm xây dựng NTM của cả nước. Đồng chí Bùi Minh Hùng, Chủ tịch UBND xã Tân Lập cho chúng tôi biết: Trước khi thực hiện đề án xây dựng NTM, Tân Lập đạt 4/19 tiêu chí bao gồm các tiêu chí về thủy lợi, bưu điện, hộ nghèo và an ninh trật tự. Thực hiện chương trình xây dựng NTM, Tân Lập đã  chọn điểm yếu để đột phá, đầu tư hơn 60 tỷ đồng xây dựng đường giao thông, đường điện, trạm biến thế, trường học… trong đó nhân dân đóng góp hơn 2 tỷ đồng. Nhờ sự đầu tư của Nhà nước, cùng với sự đóng góp của nhân dân, đến nay, xã Tân Lập đã đạt được 16/19 tiêu chí. Được sự giúp đỡ của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tư vấn quy hoạch và xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp, xã đã xây dựng được gần 50 mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp như mô hình chăn nuôi gà thịt thả vườn của 22 hộ với gần 7000 con; mô hình thâm canh điều cao sản của 3 hộ với quy mô 4,5ha; mô hình trồng và thâm canh hồ tiêu với quy mô 7,2ha cho 23 hộ… Từ các mô hình này, Tân Lập đang tích cực triển khai nhân rộng ra toàn xã nhằm nâng cao hiệu quả và thu nhập cho người dân.

Là một tỉnh nghèo, hạ tầng nông thôn chưa phát triển, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, thực hiện chương trình xây dựng NTM, tỉnh Bình Phước đã chọn cách làm phù hợp với điều kiện của địa phương đó là việc không triển khai dàn trải, không chạy theo phong trào. Bình Phước đã biết khơi dậy sức dân, công khai dân chủ, thực hiện dân biết, dân bàn, tạo sự đồng thuận trong nhân dân cùng chung sức xây dựng NTM.

Ông Nguyễn Văn Tới, Giám đốc Sở NN&PTNT kiêm Phó ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Bình Phước cho chúng tôi biết: Tuy đã đạt được một số kết quả, nhưng việc thực hiện xây dựng NTM của tỉnh Bình Phước cũng còn gặp không ít khó khăn: Do địa bàn rộng, diện tích tự nhiên của các xã lớn, hạ tầng cơ sở còn nhiều hạn chế, nhất là đường giao thông nên việc xây dựng NTM ở tỉnh cần rất nhiều kinh phí. Về vốn trực tiếp từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đến nay tỉnh mới được phân bổ 35,56 tỷ đồng trong khi nhu cầu vốn đầu tư rất lớn vì vậy Bình Phước rất cần sự hỗ trợ kịp thời, hiệu quả từ Trung ương.

Bài và ảnh: Phạm Văn Mấy
Theo qdnd.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 484

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 482


Hôm nayHôm nay : 70793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1532493

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74579464