09:58 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đăk Mar đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Thứ năm - 14/02/2013 09:29
Nằm trên quốc lộ 14 từ Kon Tum đi cửa khẩu Bờ Y, đường về xã Đăk Mar (huyện Đăk Hà) ngập trong hương hoa cà phê nở rộ. Bà con đang bơm nước tưới phun cho hoa tiếp tục bung sắc. Tiếng máy nổ giòn giã, tiếng bà con tán chuyện cà phê năm nay nở đẹp hứa hẹn tỷ lệ đậu trái cao, chuyện mua sắm cái xe chuẩn bị Tết rộn ràng khắp các tuyến đường bê tông dẫn vào rẫy.
 

Sửa lại nhà Rông để đón Tết ở thôn Kon Kơ Lốc, xã Đăk Mar - Ảnh: VGP/Hồng Hạnh

Hơn 2 năm qua, Chương trình Nông thôn mới đã thổi đến Đăk Mar những niềm vui mới, giúp bản làng “thay da đổi thịt”, đời sống của người dân ngày càng ấm no hạnh phúc.

 

Đưa công nghệ vào canh tác

Đăk Mar hiện có 1.565 ha cà phê, chiếm 3/4 tổng diện tích cây trồng toàn xã với năng suất đạt 2,8 tấn nhân/ha, cao hơn năng suất bình quân của cả nước (2,32 tấn nhân/ha).

Anh Phạm Văn Lập, Bí thư Đảng ủy xã Đăk Mar, phấn khởi cho biết: “Năng suất cà phê của xã tăng là nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác, đổi mới tư duy cũ. Với 42% dân số là người đồng bào thiểu số, thời gian đầu cán bộ khuyến nông gặp nhiều khó khăn trong việc thay đổi tư duy canh tác của bà con. Nhưng bằng sự kiên trì cầm tay chỉ việc, bà con đã dần thay đổi tư duy cũ để chuyển sang các phương pháp tiên tiến giúp giảm thiểu sức lao động, nâng cao năng xuất nông sản”.

Ban đầu, địa phương khuyến khích người dân chuyển đối một số cây trồng ngắn ngày kém hiệu quả kinh tế sang trồng cây công nghiệp như cà phê, phát triển cây cao su tiểu điền, cao su hộ gia đình.

Điển hình như năm 2012, xã đã cấp gần 7.000 cây cao su tiểu điền cho 12 hộ nghèo và cận nghèo để trồng trên diện tích 12ha. Hiện tỷ lệ sống và phát triển trên 95%, là tia sáng giúp bà con có “cần câu” để thoát nghèo.

Bên cạnh đó, cán bộ phòng nông nghiệp xuống từng thôn hướng dẫn bà con chăm sóc, đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, phòng chống bệnh trên cây trồng, giúp trình độ thâm canh cây cà phê được nâng lên; đào tạo kỹ thuật thu hái cà phê đảm bảo chất lượng 95% quả cà phê chín trở lên, nâng cao giá trị nông sản. Dần dà, người dân đã tự trang bị máy móc, thiết bị hiện đại vào sản xuất giúp giảm chi phí, công sức, nâng cao giá trị cà phê.

Để tái sinh cây cà phê già cỗi có trên 20 năm tuổi, xã đã vận động bà con thực hiện thí điểm chế phẩm sinh học trên cây. Sau 5 lần phun, bước đầu cho thấy diện tích cà phê thực hiện thí điểm đã có kết quả tốt, lá xanh và mượt hơn, chồi non và hệ thống rễ cây phát triển mạnh, hạn chế bệnh, rụng quả.

Nếu trồng mới cây cà phê, thì phải mất đến hơn 3 năm cây mới cho thu hoạch lứa trái đầu tiên. Nhưng nếu sử dụng chế phẩm sinh học, thì thời gian rút ngắn lại còn một nửa.

Phấn khởi trước những kết quả ban đầu, anh Phạm Văn Lập cho biết, địa phương sẽ tiếp tục mở rộng diện tích thử nghiệm và đưa vào sử dụng đại trà chế phẩm sinh học để tái sinh diện tích cà phê già cỗi.

 

Ươm cà phê giống - Ảnh: VGP/Hồng Hạnh

Cùng nhau thoát nghèo 

 

Năm 2008, tỷ lệ hộ nghèo của Đăk Mar còn trên 30% nhưng chỉ gần 5 năm, con số này đã giảm xuống còn 6,31%. Đây không chỉ là những nỗ lực lớn trong hỗ trợ nhân dân của chính quyền địa phương mà còn là sự tương trợ “lá lành đùm lá rách” của bà con thôn xóm trong công cuộc xây dựng Nông thôn mới giàu đẹp, ấm no.

Mỗi cán bộ xã, Đảng viên cũng phụ trách từng nhóm hộ gia đình, đặc biệt là các hộ nghèo để kịp thời tháo gỡ khó khăn, giúp đỡ các hộ vượt qua cái nghèo. Các tổ hợp tác sản xuất, tổ sản xuất cà phê bền vững được thành lập để tương trợ nhau trong canh tác, chế biến nông sản.

Đăk Mar cũng triển khai nhiều giải pháp như huy động các tổ chức tín dụng, đại lý cung cấp vật tư nông nghiệp … tạo nguồn vốn vay ưu đãi, mua vật tư nông nghiệp trả chậm.

Đặc biệt, nhằm giúp bà con đồng bào thiểu số thoát khỏi cảnh nợ nần trong mùa giáp hạt, xã Đăk Mar đã xây dựng ngân hàng lương thực cộng đồng với tổng nguồn huy động được hơn 10 tấn gạo, 20 tấn phân bón và nhiều tiền mặt. Ngân hàng lương thực cộng đồng tại xã đã hỗ trợ cho 220 lượt hộ vay gạo, phân bón khi khó khăn mà không tính lãi suất, giúp người dân kịp thời vụ, xóa đói giảm nghèo.

Không chỉ chú trọng đến sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, cơ sở hạ tầng luôn được xã chú trọng hoàn thiện. Đường giao thông nông thôn, xây dựng đường điện chiếu sáng của từng khu dân cư, chỉnh trang các công trình công cộng; các nhà Rông truyền thống của đồng bào được huy động sức dân sửa chữa, hoàn thiện đã thay đổi diện mạo nông thôn Đăk Mar hôm nay.

 

Quốc lộ 14 đoạn chạy qua địa bàn xã Đăk Mar - Ảnh: VGP/Hồng Hạnh

Chúng tôi đến thôn Kon Kơ Lốc đúng dịp bà con đang sửa sang lại nhà Rông mới đón Tết. Anh A Dút vừa lợp mái nhà Rông, vừa cười bảo, được nhà nước hỗ trợ, vài năm trở lại đây cuộc sống bà con khấm khá hơn nhiều. Đường nhựa kéo theo điện vào tận từng nhà trong thôn. “Nhà nào cũng có của ăn rồi. Thấy nhà Rông hư hại nhiều, bà con mỗi người một tay làm lại để có chỗ dân làng tụ họp mừng năm mới”.

 

Tính đến thời điểm này, Đăk Mar đã đạt được 13/19 tiêu chí như quy hoạch, thủy lợi, nhà ở nông thôn, hộ nghèo,… Toàn xã hiện không còn nhà tạm, nhà dột nát; 98% số hộ được sử dụng điện, nước sạch, 80% có nhà vệ sinh hợp chuẩn. Hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 32%;… Thu nhập bình quân đạt 28 triệu đồng/người/năm.

Một số tiêu chí còn lại đã cơ bản gần hoàn thành như tiêu chí giao thông nông thôn (còn 2km liên thôn chưa được bê tông hóa); cơ cấu lao động (đã đạt 32,38%); y tế; môi trường …

Trong năm 2013, Đăk Mar sẽ huy động nguồn lực từ nhân dân đóng góp xây dựng công trình, hàng rào, trang thiết bị, … hoàn thiện các tiêu chí đề ra, phấn đấu trở thành xã Nông thôn mới thứ hai tại Kon Tum.

“Không thể nói công nhận xong rồi thì hài lòng với những gì đạt được mà quên nỗ lực. Chúng tôi tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân, rà soát, nâng cấp để đảm bảo tỷ lệ đạt và làm tốt hơn nữa, phấn đấu giảm hết các hộ nghèo, nâng cao chuẩn giáo dục”, anh Lập nhấn mạnh.

Hy vọng đến cuối năm 2013, Đăk Mar là xã hoàn thiện 19/19 tiêu chí, trở thành xã thứ hai hoàn thành chương trình xây dựng Nông thôn mới ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Hồng Hạnh
Nguồn: baodientu.chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 283


Hôm nayHôm nay : 52163

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 966722

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71194037