12:18 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dồn điền đổi thửa thành công: Kinh nghiệm từ Sóc Sơn

Thứ sáu - 16/11/2012 21:37
Trong khi nhiều địa phương khác trên địa bàn TP Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn trong công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT) thì tại huyện Sóc Sơn triển khai thực hiện bài bản, sáng tạo và đạt kết quả cao với gần 9.000ha. Thực tế triển khai ở đây cho thấy, nếu không có sự quyết liệt, nhiệt tình của đội ngũ cán bộ cùng sự đồng thuận của người dân thì công tác DĐĐT khó thu được hiệu quả cao.

 

Dồn điền đổi thửa ở xã Thanh Xuân (Sóc Sơn) là điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị đất canh tác.

Kinh nghiệm đầu tiên đó là cả hệ thống chính trị từ cấp huyện đến cấp xã, thôn phải vào cuộc quyết liệt, sâu sát, nhiệt tình và nhất quán. Điều này được thể hiện bằng việc Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết số 19, HĐND huyện ban hành Nghị quyết số 55, UBND huyện xây dựng Đề án số 178 về DĐĐT. Tại các xã và hơn 100 thôn triển khai, cấp ủy Đảng và các tổ chức hội đoàn thể như người cao tuổi, cựu chiến binh, phụ nữ, thanh niên và MTTQ của xã và các thôn đều ban hành nghị quyết thực hiện và quán triệt nghiêm túc đến từng hội viên. 

Trong quá trình triển khai, người đứng đầu cấp thôn là bí thư và trưởng thôn có vai trò quyết định đến sự thành bại của phong trào. Qua 2 năm chỉ đạo công tác DĐĐT, Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn Nguyễn Văn Phong nhìn nhận một thực tế là chỉ có bí thư, trưởng thôn là người nắm rõ và toàn diện những vấn đề đặt ra ở thôn, xóm của họ để đưa ra những biện pháp giải quyết hiệu quả và phù hợp nhất. "Họ hiểu hoàn cảnh từng gia đình, thậm chí tính tình từng con người. Vị trí địa lý, địa hình, diện tích đồng ruộng họ thuộc như lòng bàn tay. Tất cả những yếu tố này rất cần cho cuộc "cách mạng DĐĐT" trong điều kiện hiện nay" - ông Nguyễn Văn Phong phân tích. Sau khi có nghị quyết, đề án, kế hoạch, sự phối hợp giữa cấp huyện với các xã, thị trấn và thôn xóm phải chủ động, nhịp nhàng và linh hoạt trong từng tình huống đặt ra để kịp thời tháo gỡ khó khăn.

Cùng với đó, huyện Sóc Sơn đã tập trung chỉ đạo công tác tuyên truyền sâu rộng, bài bản, có hệ thống với nhiều hình thức phong phú; tăng cường tập huấn, bồi dưỡng cán bộ trực tiếp làm công tác DĐĐT; thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở. Trưởng Phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn Nguyễn Lương Du cho biết, vấn đề tuyên truyền, tập huấn rất sát sườn và chỉ rõ được nội dung công việc phải làm như thế nào hiệu quả nhất trong DĐĐT như đào mương, làm đường giao thông, phương pháp vận động nhân dân, quy hoạch đồng ruộng… Hơn nữa, quy hoạch, đề án, kế hoạch DĐĐT được đưa ra lấy ý kiến nhân dân, chi bộ, các tổ chức đoàn thể với sự đồng thuận cao trước khi họp hội nghị thông qua cuối cùng.

Trên cơ sở nhà nước và nhân dân cùng làm, huyện Sóc Sơn đã xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ hợp lòng dân; tạo những điều kiện tốt cho đội ngũ cán bộ về kinh phí, trang thiết bị để triển khai. Trước khi có chính sách hỗ trợ của TP Hà Nội (1 triệu đồng/ha) thì huyện Sóc Sơn đã ban hành chính sách hỗ trợ 15 triệu đồng/ha và riêng năm 2011 đã dồn được 4.110,74ha (bình quân mỗi hộ có từ 1 đến 2 thửa) với tổng kinh phí lên đến hơn 60 tỷ đồng.

Đặc biệt, sau khi nhận ruộng, ngoài sự đầu tư của nhà nước, nhân dân huyện Sóc Sơn đã bỏ công sức để sửa sang khu vực ruộng của gia đình, trung bình giá trị từ 10 đến 15 triệu đồng/hộ, thậm chí có hộ đầu tư 30 đến 40 triệu đồng. Một kết quả khác sau dồn ruộng được nhân dân phấn khởi và đồng tình cao là diện tích dôi dư, sử dụng sai mục đích được quy hoạch sử dụng vào mục đích công. Năm 2011, diện tích thu hồi đất dôi dư là 400ha, huyện đã quy hoạch 170ha mở rộng đường giao thông; 70ha xây dựng thủy lợi; 30ha xây dựng nhà văn hóa; 30ha quy hoạch nghĩa trang; 50ha phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất… Năm 2012, huyện Sóc Sơn dồn được 4.700ha, dự kiến đất dôi ra khoảng 400ha và tiếp tục được sử dụng vào quy hoạch NTM.

Bí thư Huyện ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, sau khi hoàn thành DĐĐT, huyện Sóc Sơn đầu tư hình thành một số vùng sản xuất lúa giống hàng hóa 1.200ha ở Tân Hưng, Bắc Phú; sản xuất rau an toàn, rau hữu cơ, nấm 1.900ha ở các xã Quang Tiến, Hiền Ninh, Thanh Xuân, Minh Phú; triển khai một số dự án hóa công nghệ cao, cây lâm nghiệp, cây đô thị, thuốc nam; hình thành vùng chăn nuôi, thủy sản tập trung…

  Theo vov.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 746


Hôm nayHôm nay : 70793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1526345

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74573316