23:46 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giải pháp để GAP trở thành quy trình sản xuất chủ đạo của VN

Thứ hai - 11/06/2012 04:09
Thực trạng nông dân ở một số địa phương khu vực phía Nam đã xin ra khỏi các HTX sản xuất theo GlobalGAP đang được dư luận rất quan tâm. Khảo sát tại một số vùng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, cũng cho thấy người nông dân đang gặp quá nhiều khó khăn.
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước có khoảng 75 nghìn hecta cây trồng trồng theo GAP với các mức độ khác nhau, trong đó có khoảng 15 nghìn hecta rau quả chè là được chứng nhận VietGap hoặc sản xuất theo hướng VietGap.
 
Theo TS Phạm Đồng Quảng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt ( Bộ NN& PTNT), nếu so sánh với tổng diện tích trên cả nước thì con số vài chục héc ta ở Vĩnh Long, Tiền Giang rút khỏi GlobalGAP do chi phí chứng nhận cao là nhỏ.
 
Tuy nhiên, hiện nhiều nông dân ở các vùng sản xuất theo GAP khác cũng đang gặp rất nhiều khó khăn khi chi phí đầu vào cao, nhưng họ lại đang phải lấy công làm lãi, thậm chí bị lỗ.
 
Rau an toàn không khác rau thường…
 
Gia đình anh Cao Đắc Dậu ở Hoài Đức, Hà Nội thực hiện trồng rau an toàn theo hướng VietGAP bắt đầu từ năm 2009. Anh Dậu cho biết 1 sào rau trồng theo hướng VietGAP anh Dậu sẽ phải  đầu tư từ 1-1.2 triệu đồng, số tiền cao hơn từ 30 – 40 % so với trồng rau thường.
 
Anh Dậu chia sẻ: “Chỉ đơn giản như 1 lọ thuốc sâu bình thường mua 15 nghìn mà đánh được 2 lần. Giờ mua thuốc sinh học tận 17 nghìn đồng. Trồng rau thế này, mình phải đầu tư công, tiền vốn như thế nhưng vẫn không bằng người ta làm tự do.”
                                        
                                                   Anh Dậu chăm sóc rau an toàn

Hiện nay, người sản xuất rau theo hướng VietGAP sẽ được hỗ trợ một phần chi phí làm nhà lưới và phân bón. Tuy nhiên, hiện nay, rau an toàn hiện cũng chỉ bán xô ở đầu bờ hoặc tại các chợ đầu mối với giá bán ngang với rau thường.
 
Chợ Vân Trì vẫn  được biết đến là chợ đầu mối rau an toàn của thành phố Hà Nội. Với lượng rau hàng chục tấn một ngày được đổ về đây thì với người mua – người bán, dường như việc đây có phải là rau an toàn không phải là điều đáng quan tâm bằng giá cả. Bởi họ cũng không phân biệt được rau an toàn với rau thường.
 
“Rau sạch hay rau không sạch không biểu hiện ra được”- Một người mua hàng nói.
 
“Chợ này thì rau chung cả, không bán được cao hơn. Không ai phân biệt được đâu.”- Một tiểu thương nói.
 
Vậy là đang tồn tại 1 nghịch lý là ở ngay chợ đầu mối rau an toàn, đó là rau an toàn lại phải chịu chung giá với rau thường. Thậm chí rau an toàn còn không thể cạnh tranh được với rau thường do không mỡ màng, xanh tốt như rau thường.
 
Hiện mỗi sản phẩm rau tại các cửa hàng bán rau an toàn chỉ bán chênh với giá rau thường tại các chợ dân sinh từ 10 – 20 %. Các cửa hàng này cũng được Chi cục bảo vệ thực vật thành phố Hà Nội hỗ trợ 2 triệu đồng / tháng tiền thuê mặt bằng. Tuy nhiên, những con số này chưa đảm bảo mang lại lợi nhuận do phải gánh thêm quá nhiều chi phí.
 
Anh Vũ Văn Hiếu, Giám đốc Cty thực phẩm an toàn Hà Nội cho biết: “Cửa hàng phải bỏ tiền tem nhãn, bao nilong, nhân công..Giá phải tăng tới 40% so với nay thì mới có lãi được.”
 
Theo chúng tôi được biết, được thành lập tháng 7/2011, công ty Thực phẩm an toàn Hà Nội có 7 cửa hàng bày bán các sản phẩm rau an toàn. Tuy nhiên, sau 5 tháng hoạt động thì đến nay công ty buộc phải đóng 5 cửa hàng vì lỗ…
 
Lỗ hổng trong tổ chức thị trường tiêu thụ..
 
TS Phạm Đồng Quảng cho biết, trong báo cáo của Bộ NN& PTNN gửi Thủ tướng có nhấn mạnh khâu hạn chế lớn nhất trong thực hành nông nghiệp tốt, đó là tổ chức thị trường tiêu thụ. 

 
Điều này được thể hiện ở nhiều yếu tố. Thứ nhất là do người sản xuất an toàn đang không biết cách tổ chức tiêu thụ, quảng bá sản phẩm của mình. Thứ hai là hệ thống thị trường đang thiếu sự minh bạch. Sản phẩm an toàn và sản phẩm không an toàn đang lẫn lộn trên thị trường, nên người tiêu dùng muốn mua những sản phẩm an toàn thì không biết mua ở đâu. Cũng vì lợi thế về giá cả, nên sản phẩm không có nguồn gốc trên thị trường đang có sự cạnh tranh thuận lợi hơn so với các sản phẩm an toàn. Thứ ba là vai trò của Nhà nước ở đây cũng chưa chỉ được địa chỉ sản xuất và địa chỉ tiêu thụ an toàn. Vì vậy mà niềm tin của người tiêu dùng đang bị lung lay đối với các sản phẩm an toàn.
                                      
                                                       Hình ảnh minh họa

Để nông dân yên tâm sản xuất theo quy trình sạch...

 
Trước tình hình này, Bộ NN&PTNN đề ra nhiệm vụ trong thời gian sắp tới, đó là đi đôi với vấn đề tổ chức sản xuất ra các sản phẩm an toàn là phải xây dựng thị trường tiêu thụ sản phẩm an toàn, nghĩa là phải có những địa điểm, khu vực mà ở đó người sản xuất thì đem sản phẩm an toàn đến đó bán, người bán thì chịu trách nhiệm về sản phẩm an toàn của mình và người tiêu dùng đến đó để mua sản phẩm an toàn. Các khu vực địa điểm đó phải có sự giám sát Quản lý của nhà nước để giúp người tiêu dùng yên tâm đến mua sản phẩm an toàn.
 
Để làm được điều đó, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp cũng như phối hợp chặt chẽ giữa người sản xuất, người bán hàng, người tiêu dùng và vai trò quản lý Nhà nước là cầu nối.
 
Từ năm 2007, Chính phủ đã có Quyết định 107/2008/ QĐ- TTg về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến năm 2015. Gần đây nhất, đầu năm 2012, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt( VietGAP) trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua, 17 tỉnh thành phố lớn đã có những đề án, kinh phí hỗ trợ nông dân sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm an toàn.
 
Các khái niệm VietGAP hay Global GAP từ nhiều năm qua đã trở nên quen thuộc đối với người nông dân Việt Nam. Với tính chất là các quy trình thực hành nông nghiệp an toàn, quy trình sản xuất VietGAP hay GlobalGAP đang tham gia tích cực vào việc cải thiện chất lượng nông sản Việt Nam. Nhu cầu về các sản phẩm an toàn ngày càng lớn nhưng các bất cập trong hoạt động sản xuất theo chứng nhận GAP ở Việt Nam đang khiến cho ngành nông nghiệp chưa thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
 
Điều này cho thấy, các chính sách hiện tại cần được tiếp tục điều chỉnh, bổ sung để có thể thúc đẩy mạnh hướng sản xuất theo các tiêu chuẩn GAP, trước hết là đáp ứng nhu cầu trong nước và sau là hướng ra xuất khẩu.
 
Theo vtc16.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 333


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1010212

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71237527