22:29 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Tĩnh xây dựng nông thôn mới bền vững “Tâm huyết, trách nhiệm và biết làm”

Thứ năm - 24/01/2013 01:24
Đó là đánh giá ngắn gọn của Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Đăng Khoa trong buổi lễ sơ kết 2 năm triển khai xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh – địa phương được đánh giá là 1 trong 3 tỉnh tốp đầu thực hiện chương trình này.

 

Nhân sự kiện này, phóng viên Báo Nông Thôn Ngày Nay đã phỏng vấn ông Võ Kim Cự - Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh. Ông Võ Kim Cự đã chia sẻ thẳng thắn về các vấn đề xây dựng nông thôn mới của Hà Tĩnh.

Ông Võ Kim Cự (trái) trả lời phỏng vấn nhà báo Đình Thông (NTNN)

Thưa ông, sau hai năm thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả nổi bật nào?

- Sau hai năm xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Hà Tĩnh, giai đoạn đầu hết sức vất vả, thậm chí có lúc lúng túng vì vấn đề lớn, rộng và đầy rẫy khó khăn. Nó mất cân đối giữa cung và cầu, đặc biệt là vấn đề nguồn lực. Mong muốn kỳ vọng của dân thì lớn. Muốn làm NTM nhanh nhưng khả năng nguồn lực để đáp ứng lại hạn chế. Đặc biệt, 2 năm qua lại rơi vào cao điểm khủng hoảng kinh tế, lạm phát toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến công cuộc xây dựng NTM.

Các xã xây dựng NTM ở Hà Tĩnh phần lớn là xã khó khăn, xã nghèo. Hà Tĩnh chịu sự biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt lũ lụt,hạn hán thường xuyên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp.

Tuy khó khăn là vậy, nhưng những năm qua Hà Tĩnh đã có được kết quả đáng mừng và được Trung ương đánh giá là một trong 3 tỉnh tốp đầu về xây dựng NTM, có cách làm sáng tạo và đúng đắn. Cái mừng nhất, đạt kết quả quan trọng nhất ở Hà Tĩnh là chuyển biến được nhận thức của nhân dân và cán bộ từ thôn xóm cho đến cấp tỉnh. Nhờ chuyển biến nhận thức nên khi tỉnh huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc thì đã tạo được sự đồng thuận, ủng hộ rất cao.

Cho đến nay, Hà Tĩnh là tỉnh duy nhất trong cả nước hỗ trợ lãi suất ở mức 4%/năm cho bà con nông dân phát triển nông nghiệp. Thời gian hỗ trợ kéo dài đến hết năm 2013.

Ông có thể nói rõ hơn về nội hàm của nhận xét “cách làm sáng tạo và đúng đắn” vừa nêu?

- Tại Hội nghị sơ kết 2 năm xây dựng NTM ở Hà Tĩnh (29.12.2012), Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Đăng Khoa đã đúc kết ngắn gọn về xây dựng NTM Hà Tĩnh: "Chủ động, bài bản, sáng tạo, quyết liệt, sâu sát", "Tâm huyết, trách nhiệm và biết làm". Có thể nói nếu không có tâm huyết và trách nhiệm thì không ra được NTM.

Còn “biết làm” ở đây có thể hiểu trong điều kiện khó khăn lúng túng, nếu không biết làm thì không tìm ra được hướng đi, còn biết chọn việc nào trước việc nào sau, tìm và gỡ bằng được điểm nghẽn thì sẽ thông suốt. Nhờ được tham gia tập huấn hàng trăm cuộc, hàng vạn người dân tham gia, đi tham quan học hỏi những nơi làm hay, người nông dân đã biết lập phương án sản xuất, vay vốn, đã thu hái được kinh nghiệm để có cách làm mới, tiếp cận mới. Vì vậy, có thể nói muốn xây dựng được NTM là phải có cách tiếp cận mới, quy hoạch mới, cách làm mới, sẽ có kết quả mới.

Hiện Hà Tĩnh đang triển khai nhiều giải pháp quyết liệt xây dựng NTM, trong đó có giải pháp sáng tạo mang bản sắc riêng. Ông có thể chia sẻ quan điểm của mình về những cách làm này?

- Cách làm sáng tạo, mang bản sắc riêng ở Hà Tĩnh đó là ban hành được các cơ chế chính sách để xây dựng phát triển các mô hình, không chỉ cấp tỉnh mà ở cả cấp huyện, xã. Ở tỉnh đã kịp thời chính xác ban hành Quyết định số 24 và Quyết định số 26. Còn ở cấp huyện, hiện nay huyện nào cũng đã ban hành quyết định để hỗ trợ người dân phát triển các mô hình.

Một trong những điểm mang bản sắc Hà Tĩnh là chỉ đạo nghiêm túc, quyết liệt và sâu sát, liên tục và liên tục. Ban chỉ đạo Chương trình NTM tỉnh Hà Tĩnh trong 2 năm qua, liên tục ngày thứ Bảy, Chủ nhật nào cũng về các xã điểm xây dựng NTM để kiểm tra sâu sát từng xã, từng huyện; kịp thời khen thưởng nhắc nhở, kiểm điểm.

Hà Tĩnh cũng đã đề ra mức khen thưởng cho các xã về đích sớm. Nếu xã về đích trước mốc thời gian đăng ký thì sẽ được thưởng 1-2 tỷ đồng. Tỉnh cũng khen thưởng đến từng cá nhân, hỗ trợ vốn, hỗ trợ lãi suất trực tiếp đến các mô hình.

Một điểm nữa về cách làm sáng tạo ở Hà Tĩnh đó là kiên trì xây dựng các mô hình, điển hình. Không kiên trì thì trong thời gian 2 năm qua, Hà Tĩnh không thể xây dựng và phát triển được 446 mô hình và 39 điển hình hiệu quả như đã được tôn vinh.

Được biết, ông là người rất quan tâm xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, chỉ đạo làm thực chất để nang cao thu nhập bền vững cho người dân chứ không phải làm để trình diễn. Vậy Hà Tĩnh ban hành những chính sách, giải pháp hỗ trợ cụ thể nào?

- Để thực hiện đề án phát triển sản xuất nâng cao đời sống thu nhập cho từng xã, địa bàn. Tỉnh đã dày công xây dựng, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Hà Tĩnh đến 2020 và tầm nhìn 2050. Chương trình này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Từ đó tỉnh chỉ đạo quy hoạch ngành, quy hoạch vùng và liên vùng, riêng về nông nghiệp đã hoàn thiện và công bố quy hoạch sản phẩm hàng hóa chủ lực.

Ví dụ, các loại cây trồng đã quy hoạch như: Lúa, lạc, chè, cây có múi như cam, bưởi, rau, sau đó là cây cao su. Về vật nuôi, tỉnh đã quy hoạch ngành hàng như lợn, bò, tôm, hươu. Tỉnh có hệ thống cơ chế chính sách đi theo sản phẩm chủ lực này. Từ đó UBND tỉnh ban hành Quyết định 24 và 26 để hỗ trợ nhóm sản phẩm chủ lực này.

Quyết định 24 hỗ trợ từ giống đến quy mô chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Còn Quyết định 26 hỗ trợ xây dựng NTM thông qua hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng và khuyến khích các dòng vốn đầu tư vào nông thôn. Nhờ đó, hàng ngàn trang trại và gia trại đã hình thành, hàng trăm vệ tinh mô hình sản xuất hàng hóa chủ lực cùng một công nghệ, mục đích để đồng nhất sản phẩm khi đưa vào chế biến, tạo đầu vào - đầu ra thành một chuỗi gắn kết. Đến nay, hầu khắp 12 huyện, thị, thành phố đều có các mô hình sản phẩm chủ lực của nông nghiệp.

Ông đánh giá sự vào cuộc của các sở, ban, ngành, đặc biệt là hệ thống cán bộ cấp xã trong việc triển khai xây dựng NTM ở Hà Tĩnh đang ở mức độ nào?

- Một điểm thành công của Chương trình xây dựng NTM ở Hà Tĩnh là nhờ hệ thống cán bộ xã, nhất là Bí thư, Chủ tịch xã tâm huyết trách nhiệm và biết xây dựng các mô hình. Điển hình như ở xã Hương Minh (huyện Vũ Quang) có ông Bí thư Đảng ủy xã là Phạm Văn Đức đã mở trang trại chăn nuôi, thu nhập 500-700 triệu đồng/năm. Sau khi làm mô hình thành công, ông Đức còn kêu gọi anh em góp vốn mở HTX khác để phát triển chăn nuôi…

Buổi đầu xây dựng NTM, các xã chưa vào cuộc lắm đâu! Do đó đoàn công tác của Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo NTM tỉnh Hà Tĩnh đã dày công xuống huyện, xuống xã liên tục tuyên tuyền vận động, làm chuyển biến nhận thức của người dân. Không chỉ có cấp tỉnh, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc. Cụ thể, đã có 107 tổ chức, sở, ban ngành đoàn thể, doanh nghiệp đứng ra nhận đỡ đầu cho 107 xã, tham gia trực tiếp và gián tiếp kêu gọi các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân bên ngoài góp sức, góp công, góp của trực tiếp hỗ trợ, làm tăng thêm nguồn lực xây dựng NTM. Tỉnh điều phối phân công sở ban ngành tham gia đỡ đầu cho từng xã. Nhờ vậy, hiện nay 100% số xã quy hoạch xong các đề án và triển khai tích cực. Có xã còn huy động được hàng chục tỷ đồng của con em ở trong và ngoài nước gửi về.

Kinh nghiệm của một số địa phương cho thấy, vẫn còn tồn tại tư duy dự án, tư tưởng nóng vội chạy theo thành tích trong xây dựng NTM, có nơi trông chờ ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước… Hà Tĩnh có hiện tượng này không? Nếu có, tỉnh đã có những giải pháp gì phòng và khắc phục những tồn tại này?

- Lúc đầu triển khai ở Hà Tĩnh, có nhiều xã nhận thức ỷ lại vào Nhà nước. Họ cho rằng xây dựng NTM là làm dự án, tiền nhà nước rót về. Trước tình trạng đó, Hà Tĩnh đã tuyên tuyền vận động và công bố công khai rằng, Nhà nước chỉ hỗ trợ tối đa là 30-40% từ Trung ương đến cơ sở. Còn 60% là của nhân dân, doanh nghiệp, ngân hàng… Dần dần, người dân hiểu ra và giảm tư tưởng ỷ lại.

Đặc biệt, khi tỉnh kêu gọi tài trợ từ các nguồn xã hội hóa, Nhà nước hỗ trợ một số khâu như thủy lợi nội đồng, giống và các chính sách hỗ trợ lãi suất, thì mới cuốn hút được họ đầu tư vào sản xuất. Việc tuyên truyền đến tận người dân xây dựng NTM là trách nhiệm của từng gia đình, của thôn, của xã, vì vậy tư tưởng chuyển biến rất rõ.

Còn về tư tưởng nóng vội, chạy theo thành tích thì trước đây là có, bây giờ thì không có nữa vì NTM đủ 19 tiêu chí hay không là do người dân xóm đó, xã đó quyết định. Tôi chỉ đạo xuống tận dân, tận xóm, tận xã rằng: Khi nào đạt tiêu chí thì biểu quyết bằng thư, rằng đời sống nhân dân ấm no rồi, cơ sở vật chất tốt rồi, an ninh đảm bảo rồi… đề nghị tỉnh công nhận. Chúng tôi chỉ đạo lấy chất lượng làm chính. Lúc đầu có người hăng hái đề xuất cả huyện làm NTM, nhưng tôi bác bỏ ngay. Còn lâu, không làm nổi đâu!

Thưa ông, để giảm bớt gánh nặng đóng góp cho người dân, Hà Tĩnh đã làm như thế nào để huy động nguồn lực từ xã hội hóa nói chung và từ các doanh nghiệp nói riêng?

- Ngoài việc kêu gọi hỗ trợ nguồn lực từ cá nhân, doanh nghiệp, anh em họ hàng làm ăn xa ở trong và ngoài nước hỗ trợ đóng góp, Hà Tĩnh còn chủ động phân loại các nhóm đầu tư, nói rõ cái này là Nhà nước hỗ trợ, cái này là doanh nghiệp đóng góp, cái này là của dân bỏ ra… Bổ sung ngân sách của huyện, xã bằng việc tổ chức sản xuất, tăng nguồn thu tại chỗ để hỗ trợ xây dựng NTM, không ỷ lại ngân sách tỉnh và Trung ương. Vì vậy cả người dân và Nhà nước phải cố gắng lên.

Mấy năm liên tục vừa rồi, Hà Tĩnh cử các đoàn của tỉnh, huyện vào TP.HCM, ra Hà Nội gặp mặt trực tiếp con em làm ăn xa quê để làm cầu nối. Còn với một số doanh nghiệp, đích thân Chủ tịch UBND tỉnh và Bí thư Tỉnh ủy gặp gỡ, viết thư kêu gọi hỗ trợ… Hiện nay, một số huyện như Đức Thọ, Can Lộc… đã kêu gọi được sự hỗ trợ lớn hàng trăm tỷ đồng từ xã hội hóa, giảm thiểu gánh nặng đóng góp của người dân.

Sau 2 năm triển khai xây dựng NTM, Hà Tĩnh nhận thấy có những bất cập lớn nào về chính sách vĩ mô cần được sửa đổi?

- Trong quá trình triển khai xây dựng NTM, tôi thấy cần phải có một số điều chỉnh, cơ chế riêng cho tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Đó là việc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, ưu tiên cho nông nghiệp, mặc dù đã có Nghị định 41 nhưng chưa hấp dẫn. Cần sớm điều chỉnh 19 tiêu chí NTM cho phù hợp từng vùng miền, đơn cử như tiêu chí chợ… Có thể phân ra những tiêu chí phần cứng và phần mềm, trong đó những tiêu chí phần cứng trên cả nước như nhau, nhưng những tiêu chí mềm phải điều chỉnh linh hoạt cho từng khu vực.

Hà Tĩnh đã có nhiều điển hình ấn tượng, vậy tỉnh đã có những chính sách khen thưởng, động viên những xã sớm về đích NTM và cá nhân nổi bật về chương trình này như thế nào?

- Tỉnh Hà Tĩnh mặc dù còn nghèo, nhưng để khuyến khích các địa phương trong việc xây dựng NTM, UBND tỉnh đã công bố từ đầu về chính sách khen thưởng. Nếu xã nào về đích sớm trước một năm sẽ được thưởng 2 tỷ đồng. Còn về cá nhân, hàng năm sẽ có sự đánh giá sơ kết từ cấp huyện đến tỉnh, từ đó kịp thời khen thưởng các cá nhân, điển hình trong xây dựng NTM.

Xin cảm ơn ông!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 326


Hôm nayHôm nay : 41569

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 535162

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70762477