Chính sách thu hút DN đầu tư vào phát triển NNNT vẫn chưa đủ sức hấp dẫn
Chưa đáp ứng được nhu cầu
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), trong 3 năm (2011 – 2013), nhà nước đã huy động nguồn lực từ trung ương nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn (NNNT) hơn 255 ngàn tỷ đồng, tăng 1,5 lần so với 3 năm trước đó. Trong đó, nguồn vốn trực tiếp cho xây dựng NTM là 116,6 ngàn tỷ đồng; huy động ngân sách địa phương cho chương trình 44,4 ngàn tỷ đồng. Ngoài ra, chương trình cũng đã huy động được các nguồn vốn khác như: Vốn tín dụng 231,3 ngàn tỷ đồng (chiếm 47,75%); vốn doanh nghiệp (DN): 30 ngàn tỷ đồng (5,96%) và 82,8 ngàn tỷ đồng huy động từ nguồn vốn đóng góp của dân (12,97%).
Mặc dù đã huy động tổng hợp từ các nguồn lực, song trên thực tế, nguồn vốn này chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, huy động vốn từ DN còn thấp. Lý giải về hạn chế này, Bộ KH&ĐT cho rằng, còn nhiều tồn tại trong triển khai cơ chế, chính sách huy động nguồn lực đầu tư.Thứ nhất, chính sách đầu tư cho NNNT còn bất cập. Nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu, cơ cấu đầu tư chưa thật hợp lý. Phân bổ vốn theo kế hoạch hàng năm nên chưa chủ động về vốn. Thứ hai, nguồn vốn FDI và ODA đầu tư cho xây dựng NTM chưa nhiều. Nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, thủy sản hạn chế, nhỏ cả về quy mô dự án và tỷ trọng vốn đầu tư so với vốn FDI vào các ngành công nghiệp và dịch vụ. Thứ ba, cơ chế chính sách thu hút DN và hỗ trợ người dân đầu tư vào nông nghiệp chưa đủ sức hấp dẫn và hiệu quả. Chính sách tín dụng cho NNNT còn nhiều bất cập: Thủ tục vay vốn chưa thông thoáng; bảo hiểm nông nghiệp mới được triển khai thí điểm tại một số tỉnh, chưa là công cụ giảm thiểu rủi ro cho người sản xuất và đảm bảo để tổ chức tín dụng cho vay phát triển sản xuất.
Mặc dù đã huy động tổng hợp từ các nguồn lực, song trên thực tế, nguồn vốn này chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, huy động vốn từ DN còn thấp. Lý giải về hạn chế này, Bộ KH&ĐT cho rằng, còn nhiều tồn tại trong triển khai cơ chế, chính sách huy động nguồn lực đầu tư.Thứ nhất, chính sách đầu tư cho NNNT còn bất cập. Nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu, cơ cấu đầu tư chưa thật hợp lý. Phân bổ vốn theo kế hoạch hàng năm nên chưa chủ động về vốn. Thứ hai, nguồn vốn FDI và ODA đầu tư cho xây dựng NTM chưa nhiều. Nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, thủy sản hạn chế, nhỏ cả về quy mô dự án và tỷ trọng vốn đầu tư so với vốn FDI vào các ngành công nghiệp và dịch vụ. Thứ ba, cơ chế chính sách thu hút DN và hỗ trợ người dân đầu tư vào nông nghiệp chưa đủ sức hấp dẫn và hiệu quả. Chính sách tín dụng cho NNNT còn nhiều bất cập: Thủ tục vay vốn chưa thông thoáng; bảo hiểm nông nghiệp mới được triển khai thí điểm tại một số tỉnh, chưa là công cụ giảm thiểu rủi ro cho người sản xuất và đảm bảo để tổ chức tín dụng cho vay phát triển sản xuất.
Nguồn lực huy động được để xây dựng NTM trong 3 năm qua mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu thực tế. Vốn tín dựng đầu tư cho NNNT chỉ bằng 20% tổng số tín dụng cho nền kinh tế. |
Bên cạnh đó, chính sách liên kết giữa các thành phần kinh tế, giữa sản xuất với tiêu thụ nông sản ở nông thôn dù đã được sửa đổi nhưng vẫn còn bất cập. Tình trạng nông dân phá vỡ hợp đồng với DN rất phổ biến nhưng chưa có chế tài phù hợp. Đây là nguyên nhân cơ bản khiến DN ngại đầu tư lâu dài vào NNNT.
Đẩy mạnh các kênh huy động khác
Theo Bộ KH&ĐT, việc tăng vốn cho chương trình NTM từ nguồn ngân sách nhà nước trong những năm tới là rất khó khăn. Do đó, nguồn vốn từ ngân sách trung ương và địa phương cần có giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực và đẩy mạnh các kênh huy động khác.
Việc huy động nguồn vốn tín dụng có vai trò hết sức quan trọng vì nguồn vốn này sẽ được quay vòng, sử dụng cho nhiều đối tượng… Vì vậy, cần thông thoáng thủ tục vay vốn và nâng cao khả năng thẩm định, xác định dự án tốt để cho vay. Ngoài ra cần tăng cường ưu đãi, tháo gỡ khó khăn cho DN trong việc huy động tín dụng cho NNNT, hoàn thiện chính sách và mở rộng bảo hiểm cho nông nghiệp để giảm thiểu rủi ro cho người dân và DN đầu tư trong lĩnh vực này. Tiếp tục tháo gỡ những rào cản trong phát triển NNNT để tạo ra môi trường đầu tư cạnh tranh, lành mạnh cho DN yên tâm đầu tư và phát triển. Ngoài ra, các địa phương cần bổ sung chính sách thu hút DN, trong đó có cả DN FDI vào lĩnh vực nông nghiệp cho phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
Để huy động nguồn vốn từ ODA, theo Bộ KH&ĐT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tiếp tục đề xuất các đề án cụ thể, trong đó làm rõ tính minh bạch trong quá trình điều hành, phân bổ, sử dụng hiệu quả nguồn vốn, có sự theo dõi, giám sát và quản lý đầu ra từng khâu.
Đẩy mạnh các kênh huy động khác
Theo Bộ KH&ĐT, việc tăng vốn cho chương trình NTM từ nguồn ngân sách nhà nước trong những năm tới là rất khó khăn. Do đó, nguồn vốn từ ngân sách trung ương và địa phương cần có giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực và đẩy mạnh các kênh huy động khác.
Việc huy động nguồn vốn tín dụng có vai trò hết sức quan trọng vì nguồn vốn này sẽ được quay vòng, sử dụng cho nhiều đối tượng… Vì vậy, cần thông thoáng thủ tục vay vốn và nâng cao khả năng thẩm định, xác định dự án tốt để cho vay. Ngoài ra cần tăng cường ưu đãi, tháo gỡ khó khăn cho DN trong việc huy động tín dụng cho NNNT, hoàn thiện chính sách và mở rộng bảo hiểm cho nông nghiệp để giảm thiểu rủi ro cho người dân và DN đầu tư trong lĩnh vực này. Tiếp tục tháo gỡ những rào cản trong phát triển NNNT để tạo ra môi trường đầu tư cạnh tranh, lành mạnh cho DN yên tâm đầu tư và phát triển. Ngoài ra, các địa phương cần bổ sung chính sách thu hút DN, trong đó có cả DN FDI vào lĩnh vực nông nghiệp cho phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
Để huy động nguồn vốn từ ODA, theo Bộ KH&ĐT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tiếp tục đề xuất các đề án cụ thể, trong đó làm rõ tính minh bạch trong quá trình điều hành, phân bổ, sử dụng hiệu quả nguồn vốn, có sự theo dõi, giám sát và quản lý đầu ra từng khâu.