>> Đạt tiêu chí nhưng liệu có thực chất?
>> Cần giữ hồn cốt của làng
>> Khó mở rộng đường
>> Ngưng trệ vì đất ế
>> Nỗi lo tiêu chí “chọi” nhau
>> Một số bất cập trong xây dựng NTM
TIÊU CHÍ CHƯA SÁT THỰC TẾ
Được biết, ông có theo dõi loạt bài “Một số bất cập xây dựng NTM” trên NNVN?
Đúng vậy. Báo chỉ ra những bất hợp lý đó từ chính khách quan ở xã làm NTM. Bất hợp lý này làm khó cho địa phương. Không chỉ có trong tiêu chí mà ngay trong các Quyết định 800 và Quyết định 695 về chính sách, mục tiêu xây dựng NTM của Chính phủ cũng bộc lộ những hạn chế.
Ông có thể minh chứng?
Đơn cử như tiêu chí kiên cố hóa đường và mương nội đồng. Khi đề cập đến điều này, một vị lãnh đạo ở Đồng bằng sông Cửu Long bảo với tôi rằng, dường như người tham mưu điều này là ở miền Bắc, chứ trong Nam Bộ làm gì có chuyện kiên cố hóa được đường và mương nội đồng!
Ông nghĩ sao về các con số trong 19 tiêu chí?
Tôi dị ứng. Đặt ra tiêu chí là để phấn đấu nhưng nó là con dao hai lưỡi. Ngay khi chưa ban hành bộ tiêu chí, có ý kiến cho rằng không nên đề ra cụ thể nhưng thực hiện rồi mới thấy nó quá cứng nhắc và không thích ứng với các vùng miền.
Ở đây là tầm nhìn, logic của sự phát triển. Cả nước đang tiến lên CNH- HĐH thì rõ ràng tỷ lệ lao động trong nông nghiệp sẽ giảm dần. Song nhìn vào tiêu chí thì đang làm khó cho cơ sở. Ở một tỉnh ở Nam Bộ (xin không nêu tên), tôi thấy nếu đạt được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thì tiêu chí NTM sẽ không thành.
Ở vùng đó, GDP tăng, thu nhập của lao động tăng nhưng tỷ lệ lao động trong nông nghiệp thì không giảm. Vì đầu mối sản xuất chỉ là một dây chuyền tạo ra thành phẩm nhưng cả một hệ thống các công đoạn trước đó đều là nông nghiệp.
Ông đánh giá như thế nào về 11 xã điểm NTM mà chúng ta đã và đang thực hiện?
Các địa phương đều rất cố gắng trong việc thực thi nhiệm vụ chính trị quan trọng này. So với các xã khác, 11 xã này có sự chỉ đạo quyết liệt hơn và được sự đầu tư nhỉnh hơn nên đã có một số kinh nghiệm để cho các địa phương khác học tập.
Liệu có một nguyên mẫu xã NTM từ đây không, thưa ông?
Câu hỏi thú vị đấy. Nhưng theo tôi thì khó mà có được điều đó. Không thể xây dựng một nguyên mẫu để áp dụng cho cả 9.000 xã khác. Đáng nhẽ chúng ta có thể xây dựng được những nguyên mẫu cụ thể khác.
Ví dụ, làm thế nào để cộng đồng tham gia vào việc đóng góp và quản lý nguồn vốn. Bởi, không thể có một nguyên mẫu công sở khang trang từ một xã này để áp cho xã khác. Nhưng từ một nguyên mẫu của cơ chế thì sẽ tạo ra được một công sở ấy để nhân rộng. Đó chính là cách làm, cách quản lý và thực hiện.
Chuyện một xã để nhân dân ra sông Hồng gánh cát về làm đường thay cho việc thuê ô tô chở. Khi con đường được hoàn thiện, đảm bảo tiến độ và chất lượng thì lại không được kho bạc quyết toán vì một lẽ, hồ sơ thiếu hóa đơn đỏ của việc gánh cát. Vậy thì rõ ràng là chúng ta đang đi tìm cái nguyên mẫu ấy.
CHÍNH SÁCH PHẢI MẠCH LẠC HƠN
Xung quanh vấn đề chính sách trong xây dựng NTM, ông có ý kiến gì không?
Như tôi đã nói lúc đầu, đã là chính sách thì văn bản phải thể hiện rõ ràng và ai cũng dễ hiểu và không hiểu theo nhiều nghĩa. Vì lẽ đó khi thực hiện, ở một số địa phương đã không giải thích được cho người dân hiểu. Chẳng hạn, đối với các xã thuộc 30a thì Chính phủ quy định hỗ trợ tối đa 100% từ ngân sách Nhà nước cho rất nhiều hạng mục công trình. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây, tối thiểu là bao nhiêu thì không thấy văn bản chỉ ra.
Quyết định 695 của Chính phủ nêu rõ: Chính quyền địa phương không được quy định bắt buộc nhân dân đóng góp để làm NTM. Song thực tế diễn ra lại khác?
Tôi đồng ý với anh ở nhiều nơi rõ ràng là có quy định và hình thức làm chẳng khác nào bắt ép nhân dân. Dẫn đến huy động sức dân quá lớn. Chính quyền bổ đầu dân để chia. Họ phân định mức thu cho mỗi khẩu, mỗi hộ, mỗi sào. Tư tưởng thành tích, ông nào cũng muốn làm nhanh nên dẫn đến làm mạnh. Theo tôi làm NTM không thể chạy theo kiểu phong trào dự án, lạm dụng bệnh thành tích. Nếu không giám sát và chấn chỉnh kịp thời thì dân sẽ rất khổ.
Chính sách nêu rõ: Hộ nghèo tham gia trực tiếp lao động để xây dựng cơ sở hạ tầng KT- XH của địa phương sẽ được trả thù lao. Ông nghĩ sao về điều này?
Khó khả thi. Nếu không làm thì trái lệnh, mà làm không khéo, vô hình chúng ta đang mị dân. Như thế thì thật không nên. Nó sẽ càng khó khăn cho các xã có số hộ nghèo nhiều như vùng 30a. Bởi ngân sách thì quá eo hẹp. Theo tôi, sự đóng góp ngày công của cộng đồng vào làm NTM là rất cần thiết. Nêu lên điều đó là nhân văn nhưng thử hỏi đã có địa phương nào trả ngày công cho hộ nghèo tham gia vào việc này chưa? Có lẽ là chưa.
Vậy thì rõ ràng có tính nhân văn nhưng tính khả thi thì không có. Tôi muốn nhắc lại, làm không khéo là chúng ta đang mị dân đấy.
NGUỒN LỰC LẤY TỪ ĐÂU?
Thưa ông, một trong những giải pháp để huy động nguồn lực làm NTM ở các địa phương là quy hoạch đất để bán. Quan điểm của ông thế nào về điều này?
“Khi ra khỏi trường đại học, tôi hỏi bác nông dân, khó khăn nhất của bác là gì? Tôi nhận được câu trả lời là đồng vốn. Hai mươi năm rồi, tôi vẫn nhận được câu trả lời ấy”, TS Lê Đức Thịnh. |
VĂN HÙNG
Nguồn: nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn