14:37 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nghệ An huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 17/09/2012 20:18
Ðến nay, 429 xã của tỉnh Nghệ An đã hoàn thành quy hoạch xây dựng nông thôn mới và đã huy động 437 tỷ đồng cho chương trình này. 460 công trình xây dựng nông thôn mới đã được triển khai thực hiện với kinh phí bình quân hơn hai tỷ đồng/công trình.

Trong đó, chủ yếu là sửa chữa, nâng cấp gần 21.100 km đường giao thông; nạo vét, nâng cấp năm nghìn km kênh mương. Ðẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, nhiều đơn vị, địa phương đã chủ động huy động các nguồn lực để xây dựng hạ tầng, dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Nhân dân  ở các  huyện  Nam Ðàn, Tương Dương, Con Cuông, Yên Thành, Ðô Lương,... đã hiến hàng tỷ m2 đất làm đường giao thông và các công trình phúc lợi nông thôn. Ðến nay, có sáu xã đạt từ 14 đến 16 tiêu chí; 15 xã đạt từ chín đến 13 tiêu chí nông thôn mới. Có năm xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2013. Ðến năm 2015, có từ 20% đến 25% số xã đạt chuẩn.

 Ðẩy mạnh quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực, tỉnh Kiên Giang phấn đấu đến năm 2015, có tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 52% nguồn nhân lực đang làm việc, trong đó đào tạo nghề 43% và tỷ lệ này năm 2020 là 66,6%, đào tạo nghề 56%; giải quyết việc làm 32 nghìn đến 35 nghìn lao động/năm, v.v.

Tỉnh Kiên Giang chủ trương nâng cao chất lượng đào tạo nghề cùng với giải quyết việc làm cho lao động; đẩy mạnh dạy nghề cho lao động nông thôn theo hướng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, cơ cấu kinh tế đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Tỉnh sẽ ưu tiên đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất do đô thị hóa, lao động chuyển sang làm việc tại các khu công nghiệp; đào tạo phát triển các mô hình có hiệu quả ở khu vực nông thôn phục vụ xây dựng nông thôn mới. Liên kết đào tạo với các trường đại học trong vùng và cả nước đào tạo liên thông gắn với nhu cầu thực tế xã hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên các lĩnh vực ngành nghề, phục vụ cho việc phát huy, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh kinh tế của địa phương như: nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến nông - thủy sản, vật liệu xây dựng, du lịch thương mại, dịch vụ vận tải...

Ngoài nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ, tỉnh Kiên Giang bố trí kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thành lập các trường, trung tâm dạy nghề và hỗ trợ tiền ăn cho lao động thuộc diện khó khăn học nghề; rà soát, sắp xếp lại mạng lưới đào tạo nhân lực của tỉnh; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để chậm nhất đến năm 2015 đưa Trường đại học Kiên Giang vào hoạt động theo hướng đào tạo đa ngành, đa nghề với trang thiết bị dạy và thực hành hiện đại. Tỉnh Kiên Giang đầu tư chiều sâu hệ thống đào tạo nghề, nhất là trường cao đẳng và trung cấp nghề; khuyến khích và tạo điều kiện phát triển các cơ sở dạy nghề của các thành phần kinh tế.

PV và TTXVN
Nguồn:nhandan.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 238

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 237


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1011680

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72694389